Tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh kinh doanh của công ty Cổ phần Công trình và Thương mại Giao thông vận tải (Trang 45 - 46)

Như đã phân tích, công ty có tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu rất thấp do chi phí kinh doanh quá lớn(trên dưới 99%), trong đó chi phí về nguyên vật liệu chiếm 89% (năm 2009). Để đẩy mạnh kinh doanh công ty cần có những biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh.

Đối với chi phí nguyên vật liệu, công ty cần lập kế hoạch chi tiết về chi phí nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch, cho từng công trình, từng đơn vị bộ phận. công ty cần tiến hành quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc thu mua nguyên vật liệu, tránh để phát sinh những chi phí không cần thiết, hoặc có tình trạng nhân viên thu mua gian lận chi phí. Trong quá trình thi công xây lắp các công trình, công ty nên xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu hợp lý, đồng thời giáo dục nâng cao ý thức tiết kiệm vật tư cho người lao động. Công ty nên ban hành chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư.

Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cũng cần xây dựng định mức chi tiêu hợp lý, nên cắt giảm các chi phí không cần thiết như chi phí hội họp, tiếp khách…

Đối với chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay là chi phi không thể tránh khỏi khi doanh nghiệp đi cần vay vốn để đầu tư. Để giảm bớt chi phí này, công ty nên tìm các nguồn có thể huy động vốn với lãi suất thấp nhất có thể như: huy động vốn từ cán bộ công nhân viên, từ việc kêu gọi đầu tư liên doanh liên kết… đồng thời công ty cũng nên tận dụng các gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp của Chính phủ và các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh kinh doanh của công ty Cổ phần Công trình và Thương mại Giao thông vận tải (Trang 45 - 46)