Khủng hoảng nợ

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐIỀU TIẾT GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 84 - 86)

3. MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

3.4.3 Khủng hoảng nợ

Theo IMF, “Khủng hoảng nợ nước ngoài xảy ra khi một quốc gia không có khả năng trả nợ nước ngoài, bao gồm khoản nợ của Chính phủ hay của khu vực tư nhân”. Khủng hoảng nợ xảy ra nhiều ở các nước đang phát triển mà nguyên nhân chủ yếu là do chủ các ngân hàng quốc tế. Dưới sức ép của các khoản tiền gửi ngày một tăng lên từ phía các nước xuất khẩu khi giá mặt hàng xuất khẩu đó tăng nhanh, các ngân hàng buộc phải tìm ra các con nợ để cho vay. Các ngân hàng quốc tế đã cho Chính phủ các nước phát triển vay những khoản rất lớn sau khi xem qua quýt về triển vọng trả nợ của họ. Khác với những khoản nợ tư nhân có thể thu hồi dựa trên cơ sở pháp luật, mức độ rủi ro vỡ nợ của các Chính phủ rất lớn. Tuy nhiên, với quan điểm gần như phổ biến là nợ Nhà nước bao giờ cũng được chính phủ hoàn trả nên dù rủi ro cao, các ngân hàng nước ngoài vẫn sẵn sàng cho chính phủ các nước đang phát triển vay mà không tiên liệu được khả năng là gánh nặng trả món nợ nhà nước có thể trở nên gay go đến mức vượt quá dự trữ ngoại hối của quốc gia đó. Một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến khủng hoảng nữa chính là những cơn sốc kinh tế toàn cầu do giá cả của một số hàng hóa thay đổi đột ngột và những chính sách kinh tế ở nhiều nước cho vay.

TỔNG KẾT

Thực tế phát triển kinh tế thế giới cho thấy khi quá trình toàn cầu hóa và dòng chu chuyển vốn trên thị trường toàn cầu tăng lên, tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn không kịp thời điều chỉnh so với quá trình tự do hóa và cải cách ở các khu vực kinh tế khác; nhiều thị trường mới nổi, các nền kinh tế chuyển đổi theo định hướng thị trường xuất hiện; sự yếu kém trong công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã đặt nền kinh tế thế giới nói chung và các nước nói riêng đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế và tiền tệ sâu sắc trong tương lai. Do đó, việc xây dựng các mô hình cảnh báo và dự báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tiền tệ và hoạt động ngân hàng; kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực là hết sức cần thiết và cần được nghiên cứu một cách toàn diện để giúp Việt Nam tránh được các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tương lai.

Mặc dù nền kinh tế nước ta có mức độ tự do hóa tài chính chưa cao, nhưng nó vẫn có độ mở lớn, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào yếu tố nước ngoài; thêm vào đó, khủng hoảng lại xảy ra khi nền kinh tế Việt Nam có những bất ổn về mặt vĩ mô; do đó Việt Nam vẫn chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng. Dễ dàng thấy nhất là qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Việt Nam đã chịu nhiều tổn thất trên phương diện: như kim ngạch xuất khẩu giảm, giá hàng hóa xuất khẩu giảm, vốn khan hiếm dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, FDI và ODA giảm, thị trường chứng khoán bị tác động mạnh, chỉ số VN-index giảm mạnh… Và cho đến thời điểm hiện tại, tình hình kinh tế Việt Nam đang hồi phục.Tuy nhiên, diễn biến nền kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp chứa đựng nhiều nguy cơ xảy ra cuộc suy thoái kép. Do đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chứa đựng nhiều nguy cơ xảy ra khủng hoảng và có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ bất cứ lúc nào.

Với bài nghiên cứu này của nhóm, chúng tôi đã nghiên cứu về Hệ thống tài chính, các cơ chế giám sát và điều tiết thị trường tài chính cũng như các mô hình khủng hoảng tài chính, nắm rõ được các nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trường tài chính, đồng thời nhóm cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐIỀU TIẾT GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)