II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚ
b. Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối: Có thể chia qúa trình hình thành
đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới làm 2 giai đoạn: 1986-1996 và 1996 đến nay.
* Giai đoạn 1986 – 1996: Đó là giai đoạn định hình và xác lập đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ; rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) và quan điểm của Đảng về
đường lối đối ngoại:
+ Trên cơ sở nhận thức được những thay đổi của thế giới ngày nay nên Đảng ta đã xác định:’’ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa chính trị ngày càng quan trọng đối với kết cục của cuộc đấu tranh giữa 2 hệ thống. ..Giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, sự
lựa chọn duy nhất đúng đắn là thi đua về kinh tế, lối sống’’59.
+ Từ đó Đảng ta đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài
hệ thống xã hội chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư
nhân nước ngoài trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi.
- Triển khai chủ trương của Đảng, tháng 12/1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
Việt Nam, góp phần mở cửa để thu hút nguồn vốn, thiết bị và kinh nghiệm quản lý sản xuất của nước ngoài để phát triển đất nước.
- Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 13 về ‘’nhiệm vụ và chính sách đối
ngoại trong tình hình mới’’. Nghị quyết này thể hiện một tư duy mới về đối ngoại của Đảng
ta.
+ Nội dung của nghị quyết: Trong nghị quyết này , Bộ Chính trị đã khẳng định mục
tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hịa
bình để tập trung xây dựng phát triển kinh tế. Để phục vụ cho mục tiêu đó, Bộ Chính trị đề ra