I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM
b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
* Chủ trương mới của Đảng: Xuất phát từ đặc điểm tình hình Đông Dương và thế giới, vận dụng Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ 2 ( 7/1936), lần thứ 3 (3/1937), lần thứ 4( 9/1937) và lần thứ 5( 3/1938) và đã đề ra những chủ trương mới, đòi quyền dân sinh, dân chủ . Cụ thể như sau:
+ Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương lúc này là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, đòi quyền dân sinh, dân chủ như tự do hội họp, lập hội; tự do báo chí, ngôn luận; tự do đi lại; ngày làm 8 giờ; cải thiện dân sinh...
+ Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
+ Khẩu hiệu đấu tranh: tạm thời chưa nêu:’’ Đánh đổ đế quốc Pháp”” và ‘’tịch thu ruộng đất cho dân cày’’ mà nêu khẩu hiệu‘’ Tự do, cơm áo, hòa bình’’
+ Về tổ chức: Tiến hành thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
+Về phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp nhằm tranh thủ những quyền tự do dân chủ mà chính phủ Bình dân Pháp vừa nới rộng ở Đông Dương tuy vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với những hoạt động công khai, hợp pháp.
+ Về vai trò của Đảng: Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng duy nhất lãnh đạo toàn dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do.
* Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và phản phong trong cách mạng ở Đông Dương: Nhận thức mới thể hiện trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936
- Nội dung của nhận thức mới: Trong văn kiện này, Đảng nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa… Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng. Nếu nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc thì có thể
tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau đó mới giải quyết vấn đề điền địa.’’32. Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930. Tuy nhiên, nhận thức mới đúng đắn đó chưa được khẳng định một cách chắc chắn về lý luận, chưa được thực hiện trên thực tiễn. Có thể nói:’’ Chung quanh vấn đề chiến sách mới đã chớm nở, hé mở ý tưởng mới về sự cấp thiết của cách mạng giải phóng dân tộc’’33. Vì vậy, có thể coi đây là bước đệm chuẩn bị cho sự chuyển hướng chiến lược quyết liệt của Đảng năm 1939.
- Ý nghĩa của nhận thức mới:
+ Có thể nói rằng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng khi đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt, giữa liên minh công nông và mặt trận dân tộc rộng rãi, giữa dân tộc và giai cấp, phản đế và phản phong; khi đã đề ra các hình thức đấu tranh linh hoạt để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập, tự do.
+ Nhờ nhận thức mới đó, cao trào cách mạng 1936-1939 đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ đã được mở ra.
Tóm lại: Nhìn chung từ 1930 đến 1939, đường lối cách mạng của Đảng đã có bước phát triển đáng kể về chiến lược và phương pháp cách mạng trong điều kiện vấn đề chính quyền chưa đặt ra một cách trực tiếp.
II. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1939 ĐẾN
NĂM 1945