I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1 Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mớ
53 Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, H, 1987, tr62.
- Thứ nhất: Trong từng kỳ đại hội, Đảng đã xác định rõ cơ chế quản lý kinh tế mới ở
Việt Nam không giống với cơ chế kinh tế cũ trước 1986 mặc dù gọi tên nó bằng những
cụm từ khác nhau:
+ Đại hội Đảng VI khi bàn về đổi mới kinh tế đã quyết định ‘’chuyển cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa’’. Đại hội xác định 2 đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý mới, trong dó tính kế hoạch là đặc trưng số 1, sử dụng đúng đắn quan hệ tiền-hàng( quan hệ thị trường) là đặc trưng số 2. Như vậy, yếu tố thị trường một thời gian dài hồn tồn bị bỏ qn nay đã được tính đến, dù vẫn cịn khiêm tốn đứng ở vị trí số 2.Đại hội VI xác định như vậy cũng là dễ hiểu vì “cái khó nhất khi viết lại văn kiện Đại hội Đảng VI là việc cân nhắc câu chữ để số đơng có thể chấp nhận, đẻ không bị quy chụp đi theo con đường TBCN. Vì vậy, văn kiện chưa dám nói ‘’kinh tế thị trường’’ mà phải lách là ‘’hạch toán kinh doanh XHCN. Cái mới mặc dù đã được thực tế chứng minh nhưng khơng ít người có quyền vẫn khơng chịu thừa nhận chỉ vì nó khác với những gì mình đã học, đã nghĩ. Thực tế đổi mới đã rõ như ban ngày nhưng vẫn khó khăn, trầy trật khi đi vào nghị quyết. Nhưng cuộc sống đã sang trang. Cơ chế quản lý kinh tế cũ đã bị phá bỏ’’54
+ Đại hội VII của Đảng (6-1991 xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước” theo định hướng XHCN
+ Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII của Đảng (6-1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới tồn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, Đại hội VII và Đại hội VIII vẫn chưa sử dụng cụm từ’’ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để gọi mơ hình, thể chế kinh tế của ta lúc đó. Điều đó thể hiện sự e ngại mặt tiêu cực của nền kinh tế thì trường từ trước đến nay vẫn được gắn với CNTB nhưng thực chất chính là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
- Hai là: Kinh tế thị trường khơng phải là cái riêng có của Chủ nghĩa tư bản mà là
thành tựu phát triển chung của nhân loại.
+ Lịch sử cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bố bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là nền kinh tế thị trường.
+ Kinh tế thị trường có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, xã hội phong kiến và phát triển cao nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến cho người ta nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.