0
Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Kết quả và ý nghĩa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CSVN (Trang 94 -97 )

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

a. Kết quả và ý nghĩa

* Kết quả:

- Một là, sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế

chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.

- Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành: từ sở hữu tồn dân và tập thể, từ kinh tế quốc doanh và hợp tác xã là chủ yếu đã chuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen, hỗn hợp, trong đó sở hữu tồn dân những tư liệu sản xuất chủ yếu và kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Đây chính là q trình dân chủ hóa kinh tế, tạo điều kiện cho dân chủ hóa xã hội và khai thác động lực của tồn dân để phát triển đất nước.

- Ba là, các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.

- Bốn là, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.

* Ý nghĩa: Sau hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đã hình thành và từng bước hồn thiện, thay cho thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.

- Thể chế kinh tế mới đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Thể chế kinh tế mới đã tạo ra những tiền đề cần thiết đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

b. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế: Bên cạnh những kết quả, vẫn còn một số hạn chế như:

- Q trình xây dựng, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cịn chậm. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ chưa đồng bộ và thống nhất.

- Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiêp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước nhất là khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Cơ chế “xin-cho’ chưa được xóa bỏ triệt để. Chính sách tiền lương cịn mang tính bình qn.

- Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy Nhà nước còn nhiều bất cập; hiệu quả, hiệu lực quản lý cịn thấp. Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu mục tiêu đặt ra. Tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng.

- Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và

các vùng ngày càng lớn. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt.

* Nguyên nhân của hạn chế: Những hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân sau

đây:

- Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề hoàn tồn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cịn nhiều hạn chế do cơng tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.

- Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.

- Vai trò tham gia hoạch định chính sách thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể hành, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cịn yếu.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế?

2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới?

3. Mục tiêu và quan điểm của Đảng để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

4. Những chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

5. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ?

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Từ những đánh giá ưu, khuyết điểm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và vai trò của kinh tế thị trường hãy làm rõ tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?

2. Tại sao nói: “Bốn tiêu chí của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được Đại hội Đảng

X xác định vừa thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta, vừa thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”.

CHƯƠNG VI

ĐUỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Cách mạng tháng Tám (1945) thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam và cũng đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị cách mạng. Việc lãnh đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị là một trong những nội dung trọng yếu của Đảng cầm quyền, không chỉ để tổ chức xã hội mới , mà cịn xuất phát từ nhu hồn thiện nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Về khái niệm hệ thống chính trị:

- Lịch sử khái niệm: Hệ thống chính trị nước ta được thiết lập từ năm 1945 và không ngừng được bổ sung, phát triển theo tiến trình của cách mạng. Tuy nhiên, lúc đó Đảng chưa dùng khái niệm ‘’hệ thống chính trị’’ mà dùng khái niệm ‘’nền dân chủ nhân dân’’ ( trong giai đoạn 1945-1954) và khái niệm ‘’ hệ thống chun chính vơ sản’’ ( trong giai đoạn 1954- đến tháng 3/1989). Khái niệm ‘’hệ thống chính trị’’ được Đảng ta chính thức sử dụng từ Hội nghị TW 6 khóa VI( tháng 3/1989).Về pháp lý, khái niệm hệ thống chính trị lần đầu tiên được ghi nhận trong hiến pháp năm 1992 ở nước ta. Việc thay đổi sử dụng khái niệm khác nhau không phải là sự thay đổi bản chất của thể chế chính trị mà là cách diễn dạt dưới hình thức khác, đồng thời cũng bổ sung, phát triển những nhân thức mới về nó.

- Khái niệm: ‘’Hệ thống chính trị là một phạm trù dùng để chỉ một chỉnh thể tổ chức bao gồm nhà nước, các đảng phái chính trị hợp pháp, các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp , trong đó vai trị chủ đạo thuộc về giai cấp cầm quyền để củng cố, duy trì và phát triển xã hội ‘’57

- Các thành tố của hệ thống chính trị nước ta hiện nay gồm Đảng CSVN, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, mặt trận tổ quốc và 5 đồn thể chính trị xã hội gịm: tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ VN, Hội cựu chiến binh, Hội Nơng dân VN… Mơ hình nêu trên được thành lập giống nhau ở 4 cấp tương ứng với 4 cấp hành chính. Tính’’ hệ thống ‘’ được đảm bảo bởi trật tự theo chiều dọc và quan hệ theo chiều ngang.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CSVN (Trang 94 -97 )

×