Khái niệm tự học

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên của các trường cao đẳng, đại học khối nông lâm ngư khi dạy phần nhiệt học trong chương trình vật lí đại cương (Trang 55 - 151)

Tự học là hình thức tổ chức hoạt động nhận thức có tí nh chất cá nhân, là quá trình người học tự tổ chức quá trình nhận thức và được tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được ấn định. Nó diễn ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cả khi đã ra trường. Tự học là quá trình người học tự giác bằng hành động của chính mình nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng và các phẩm chất cá nhân. Trong quá trình tự học, người học thực sự là chủ thể của hoạt động nhận thức với sự nỗ lực , huy động các chức năng tâm lí nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Trong việc tự học người học phải xác định rõ mục tiêu có thái độ thích hợp với các tình huống cụ thể; phải chú ý đến các đặc điểm của việc tự học và phải biết xử lí thông tin. Các yếu tố ấy có quan hệ qua lại và tác động đến nhau.

1.4.2.2 Phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học

Như trên đã phân tích, giữa dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn sinh viên học tốt thì nhìn chung, trước hết giáo viên phải dạy tốt. Nói về dạy học của giáo viên trong trường đại học, nguyên Thủ tướng Phạm

thức hỗn độn… mà là phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề”. [10]

Giáo viên là người hướng dẫn, tạo một môi trường học tập trong đó học sinh hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ thực tế. Giáo viên là người cùng học với học sinh chứ không phải người cung cấp lời giải. Nhiệm vụ của giáo viên đối với sinh viên là:

Xây dựng kiến thức (chứ không chỉ truyền đạt kiến thức) • Làm cho sinh viên hiểu (chứ không chỉ ghi nhớ)

Chú trọng phương pháp sư phạm (chứ không chỉ tiến hành hoạt động)

Tạo dựng xu hướng xã hội cho sinh viên (chứ không chỉ học tập cá thể)

Giúp sinh viên học với định hướng của bản thân (chứ không chỉ với định hướng từ giáo viên)

Đưa ra những đánh giá và tự đánh giá mang tính định hình (chứ không chỉ tổng hợp điểm)

Giúp sinh viên học về cách học (chứ không chỉ học về chủ điểm).

Một người học tích cực là người dành toàn tâm toàn ý cho việc học tập, càng tích cực bao nhiêu thì chất lượng học tập càng tăng bấy nhiêu. Theo mô hình mới này, người học phải là người chủ động trong quá trình học; giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ. Mô hình học tập tích cực bao gồm 4 yếu tố sau:

Học sinh chịu trách nhiệm và tự quản lý việc học của mình. Họ phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng và biết phải làm gì để thực hiện mục tiêu đó, cũng như xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học cho riêng mình.

Học sinh biết đưa ra chiến lược học tập hiệu quả. Họ biết cách học, cải tiến phương pháp học và áp dụng kiến thức một cách sáng tạo.

Học sinh biết hợp tác với bạn bè. Họ hiểu rằng học tập là một hoạt động xã hội, rằng mỗi người có một quan điểm khác nhau về cùng một vấn

đề, và việc trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức sẽ làm cho việc học thêm phong phú và chất lượng.

Học sinh luôn được khuyến khích trong suốt quá trình học. Họ biết cách xử lí thông tin, thấy được niềm vui và sự hứng khởi cũng như lợi ích của việc học tập.

Xử lí thông tin trong tự học nói cách khác là toàn bộ phương pháp tự học của người học. Việc tự học tương ứng với việc xử lí thông tin, có 3 giai đoạn:

- Nắm bắt các dữ liệu (kiến thức/ thông tin). - Xử lí các dữ liệu (để hiểu kiến thức/ thông tin). - Ghi nhớ và diễn đạt lại các dữ liệu.

Trong nhà trường việc hướng dẫn sinh viên tự học nhằm rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo được thực hiện cụ thể như sau:

1) Chuẩn bị cho bài học mới

“Để nâng cao giá trị dạy học, giáo viên phải xem SGK là công cụ để tổ chức hoạt động tự học của học sinh” - GS.TS Đinh Quang Báo. SGK, giáo trình chứa đựng những kiến thức khoa học cơ bản và hệ thống nên học sinh, sinh viên có thể lĩnh hội kiến thức một cách logic, ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và khái quát nhất. Trong quá trình làm việc với SGK, giáo trình học sinh, sinh viên không những chỉ nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo đọc sách. Do vậy mỗi giáo viên phải biết tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách làm việc với các bài học trong SGK, giáo trình trước và sau giờ học.

1. Đọc và tìm hiểu sơ bộ về nội dung bài học: Tên bài, tìm hiểu thông tin ở đầu bài và đọc lướt qua xem trong bài có những tiểu mục gì để hiểu sơ bộ bài học nghiên cứu vấn đề gì?

2. Đọc kĩ và tìm hiểu nội dung khoa học của bài và nội dung các hoạt động cần thực hiện qua việc:

- Xác định các thuật ngữ mới trong bài, tìm hiểu nghĩa của những thuật ngữ đó.

- Tìm hiểu ý nghĩa của các công thức, các số liệu bằng cách so sánh với những số liệu cùng loại về đối tượng mình đã biết.

- Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi nêu ra ở phần đề mục hoặc cuối đoạn văn bản, sau đó tóm tắt ý chính của phần đó.

- Nghiên cứu các hình vẽ, bảng biểu kết hợp với thông tin bằng lời và trả lời các câu hỏi kèm theo.

3. Ghi tóm tắt dàn bài theo các nội dung cơ bản hoặc tìm hiểu nội dung của phần ghi nhớ cuối bài học.

4. Vận dụng lý thuyết để trả lời các câu hỏi, bài tập bằng ngôn ngữ viết, nói (kể cả bằng hình vẽ sơ đồ, bảng biểu) qua đó tự kiểm tra về mức độ nắm vững tài liệu và kĩ năng vận dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2) Làm việc trong giờ học

Nghe và ghi chép bài:

Để nâng cao chất lượng của tự học, phát huy tính tích cực, chủ động trong khi làm việc trực tiếp với giảng viên trên lớp đòi hỏi mỗi sinh viên phải có những kĩ năng nghe và ghi nhất định. Có thể thấy rằng muốn ghi tốt, khi nghe giảng sinh viên cần chú ý đến những điểm sau đây:

- Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.

- Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi diễn đạt (ghi) theo ý hiểu của mình. - Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng.

- Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.

- Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để đi đến kết luận và rút ra cái mới.

- Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.

- Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.

Tham gia thảo luận nhóm

Để rèn luyện cho sinh viên tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, một hướng đổi mới trong quá trình dạy - tự học là rèn luyện được kỹ năng thảo luận nhóm cho sinh viên. Muốn vậy giáo viên cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu cho học sinh cách thức tiến hành thảo luận, các kỹ năng thảo luận, yêu cầu của các kỹ năng và cách thức thực hiện kỹ năng đó.

Cách thức tiến hành thảo luận cần giới thiệu cho học sinh là: - Tổ chức nhóm và tiếp cận nhiệm vụ học tập.

- Các nhóm tiến hành hoạt động + Tự nghiên cứu cá nhân

+ Thảo luận nhóm

+ Đánh giá, rút kinh nghiệm

Các kỹ năng thảo luận nhóm, yêu cầu của từng kỹ năng và cách thức thực hiện kỹ năng cần giới thiệu cho học sinh là:

- Kỹ năng bám sát yêu cầu: hiểu đúng câu hỏi;

- Kỹ năng trình bày ý kiến: biết biểu đạt rõ ràng, ngắn gọn để người nghe hiểu đúng ý kiến của mình;

của bạn, biết bảo vệ ý kiến của mình bằng lý lẽ có căn cứ;

- Kỹ năng đề xuất kết luận: biết tóm tắt ý kiến thảo luận của cả nhóm để đi đến kết luận cần thiết.

Việc giới thiệu quy trình tiến hành thảo l u ậ n nhóm và giới thiệu kỹ năng thảo luận nhóm, yêu cầu và cách thực hiện các kỹ năng, được thực hiện thông qua phiếu học tập phát cho mỗi học sinh.

Bước 2: Lấy ví dụ làm mẫu.

Giáo viên trực tiếp tổ chức cho một nhóm học sinh thảo luận, các thành viên khác trong lớp quan sát.

Bước 3: Tổ chức luyện tập.

Việc tổ chức luyện tập được tiến hành qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giáo viên trực tiếp tổ chức cho học sinh thảo luận nhằm mục đích làm cho học sinh nắm đư ợc cách thảo luận.

- Giai đoạn 2: Khi học sinh đó nắm được quy trình thảo luận nhóm và cách thức thực hiện các kỹ năng thảo luận nhóm, việc luyện tập kỹ năng thảo luận nhóm, chủ yếu do học sinh tự tiến hành với sự tổ chức quản lý, điều khiển và kiểm tra của giáo viên.

Yêu cầu khi tổ chức cho học sinh tự lực trong thảo luận nhóm:

- Để học sinh có thể tham gia vào quá trình thảo luận nhóm, trong các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giai đoạn cũng như các bước thực hiện, cần dành ra một khoảng thời gian nhất định cho hoạt động học tập của cá nhân cũng như hoạt động của cả nhóm. Nếu như chỉ chú ý đến hoạt động của cá nhân hoặc chỉ chú ý đến hoạt động của cả nhóm thì hoạt động thảo luận nhóm sẽ không hiệu quả.

- Tình huống học tập phải được thiết kế một cách ngắn gọn thành một câu hỏi có tính chủ đề đòi hỏi học sinh phải tự tìm hiểu tự nghiên cứu.

- Phương tiện dùng cho thảo luận nhóm nên dùng phiếu học tập và phương tiện khác như dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp các em tự lực tốt

hơn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Giáo viên cần trợ giúp học sinh trong quá trình thảo luận nhóm để kiểm tra, giúp đỡ kịp thời cũng như nhắc nhở để tránh hiện tượng nhiều em sẽ không tích cực tham gia mà ỉ lại vào bạn hoặc hợp tác hình thức, giáo viên cần khuyến khích các nhóm chia sẻ thông tin và rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý kiến cho học sinh.

3) Nghiên cứu bài học sau giờ lên lớp

Nghiên cứu lí thuyết

- Học sinh tự nghiên cứu lại kiến thức lý thuyết đã học. Học sinh cần đặt câu hỏi:

+ Xuất phát từ đâu?

+ Đi bằng con đường nào? + Đi đến kiến thức gì?

+ Còn còn đường nào không?

- Tìm kiếm các tài liệu liên quan để đào sâu mở rộng nội dung kiến thức đã học.

Hoàn thành các bài tập, tiểu luận

Để thực hiện quá trình hoàn thành các câu hỏi, bài tập sau giờ học, giáo viên cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu cho học sinh biết cấu trúc và trình tự thực hiện các thao tác của kĩ năng trả lời câu hỏi. Bao gồm:

+ Đọc kĩ câu hỏi, phân tích và xác định rõ những yêu cầu của câu hỏi. + Xác định nội dung bài học có liên quan tới câu hỏi hay có sẵn câu trả lời cho câu hỏi không? Nếu không thì có thể phân tích, tổng hợp những kiến thức nào trong bài? Vận dụng kiến thức đó để trả lời câu hỏi như thế nào?

+ Nêu câu trả lời cho câu hỏi.

tác trên.

Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức

Sử dụng câu hỏi nhằm mục đích hướng dẫn tự học ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức của cả chương.

Các câu hỏi này thường là hệ thống hóa kiến thức theo một chủ đề. Như vậy yêu cầu học sinh phải tư duy logic cao nhất để phân tích, hệ thống hóa các kiến thức đã được học trên lớp và trong SGK theo một hệ thống phù hợp với yêu cầu của việc dạy học. Yêu cầu của lời giải đáp không chỉ dừng lại ở mức hiểu bản chất mối liên hệ giữa các phần kiến thức mà còn là các kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng bản chất của kiến thức đã học và mối quan hệ đó vào giải quyết các tình huống khác nhau.

1.4.3 Phƣơng pháp hƣớng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học

Rèn luyện kĩ năng tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên là giáo viên tổ chức cho sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học - nơi tạo ra được những tình huống vấn đề buộc sinh viên phải tìm ra các biện pháp khác nhau để giải quyết tình huống đó một cách khoa học, qua đó giúp cho họ hình thành và phát triển những kĩ năng học tập nói chung và kĩ năng tổ chức nghiên cứu khoa học nói riêng như: kĩ năng sử dụng thư mục để tìm tài liệu, kĩ năng tìm tài liệu, kĩ năng đọc sách, kĩ năng xử lí thông tin.

Theo các nhà giáo dục học thì để rèn luyện kĩ năng tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên thì cần phải có mấy điều kiện như sau:

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Giáo viên cần giúp sinh viên hiểu rằng:

+ Cùng với học tập nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng của người sinh viên. Hai hoạt động này không tách rời nhau mà bổ sung, hỗ trợ nhau góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Đối với sinh viên nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu được, có tác dụng rèn luyện ở họ phương pháp tư duy, tạo điều kiện để họ tự học tự chiếm lĩnh tri thức. Nếu khi ra trường sinh viên có được kĩ năng tổ chức nghiên cứu khoa học thì tự họ có thể giải quyết được những vấn đề thường xuyên nảy sinh trong thực tiễn công tác của mình, biết vận dụng những kinh nghiệm thành công của đồng nghiệp. Ngược lại, thiếu những kĩ năng này họ sẽ lúng túng khi đứng trước một vấn đề một hiện tượng của thực tế. Vì vậy giáo viên phải giúp sinh viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu khoa học, có nhu cầu và hứng thú đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Bồi dưỡng cho sinh viên lí luận nghiên cứu khoa học

Việc trang bị lí luận nghiên cứu khoa học cho sinh viên có một vai trò quan trọng. Nó không chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả nghiên cứu của sinh viên mà trong chừng mực nhất định còn có ảnh hưởng tốt đến toàn bộ hoạt động nghề nghiệp sau này của họ nữa. Việc bồi dưỡng lí luận nghiên cứu khoa học cho sinh viên phải bao gồm cả phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Sẽ thiếu sót nếu việc trang bị lí luận nghiên cứu khoa học cho sinh viên chỉ chú trọng đến mặt phương pháp luận mà coi nhẹ các phương pháp cụ thể. Hoặc ngược lại chỉ coi trọng phương pháp cụ thể mà coi nhẹ phương pháp luận. Cùng với phương pháp luận và phương pháp cụ thể cần phải bồi dưỡng cho sinh viên những vấn đề lí luận mới có tính thời sự của khoa học (như đối với khoa học giáo dục bao gồm những lí thuyết mới trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên của các trường cao đẳng, đại học khối nông lâm ngư khi dạy phần nhiệt học trong chương trình vật lí đại cương (Trang 55 - 151)