- Ðộc lập. - Tự tin.
- Chấp nhận rủi ro. - Nhiều năng lượng. - Nồng nhiệt.
- Không gò bó. - Thích phiêu lưu. - Tò mò, hiếu kỳ. - Nhiều sở thích.
- Hài hước.
- Trẻ con, hiếu động. - Biết nghi ngờ.
1.2.4 Điều kiện của tƣ duy sáng tạo
1. Sự mô tả về những tình huống đa dạng nói trên trước hết cho ta một ý nghĩ rằng trong thực tế không có một thời gian nào trong ngày mà con người có đầu óc sáng tạo lại không nảy ra ý kiến về cách giải quyết nhiệm vụ phức tạp trước đó không giải quyết được. Thường con người khi đã tìm ra được cách giải quyết mới, một cấu trúc mới, hay một quy luật mới, thì lại coi như là một khám phá ngẫu nhiên, một “món quà” bất ngờ và may mắn. Ngày nay, khoa sinh lí học về lao động trí óc đã nói đến “quy luật quán tính của tư duy”, nghĩa là khi nhà khoa học đang quan tâm theo đuổi một ý nghĩ nào đó thì “luồng tư tưởng” có xu hướng tiếp diễn trong thời gian và không gian và đó là quy luật của sự sáng tạo.
2. Hemhôn, một nhà vật lí, nói về quá trình sáng tạo của ông như sau:
“Theo như tôi nhớ rõ, thì những ý nghĩ hay không bao giờ đến trên bàn viết khi óc đã mệt”. Ông còn khẳng định sự thật sau đây: Bao giờ cũng cần phải nghiên cứu trước một cách toàn diện vấn đề tới một mức độ để giữ lại được trong óc mình những góc sắc cạnh, những khía cạnh phức tạp, có thể trở lại với chúng một cách tự do, thoải mái mà không cần ghi chép. Thường nếu không có sự nghiên cứu trước một cách lâu dài, bền bỉ thì sẽ không thể đưa vấn đề đến tình trạng đó được. Sau đó, khi sự mệt mỏi do quá trình lao động đó qua đi, khi ta có một trạng thái hoàn toàn trong sạch về thể chất, nhẹ nhõm về tinh thần, thì lúc đó những ý tưởng hay sẽ đến. Thường chúng đến vào các buổi sáng khi chúng ta vừa tỉnh dậy, giống như điều mà Goethe đã nói trong các bài thơ của ông, và đúng như đã có lần Gauss cũng nói, các ý nghĩ hay
“ưa" xuất hiện trong thời gian đi dạo nhẹ nhàng trong thời tiết có ánh mặt trời, chỉ cần một ly rượu nhỏ là có thể làm mất hết những ý nghĩ trong đó.
3. Muốn tư duy sáng tạo trước hết cần nắm được những quy luật khách quan của sự vật và đối tượng nghiên cứu.
Như vậy cái gốc của vấn đề chính là những quy luật khách quan liên quan đến sự vật. Lênin đã từng nhấn mạnh: “Biện chứng của sự vật tạo lập biện chứng của ý tưởng chứ không phải ngược lại”.
Lời khuyến cáo của Ơirstic là: “Hãy suy nghĩ theo những quy luật khách quan về sự phát triển, chắc chắn bạn sẽ có những sáng kiến, cải tiến, cao hơn những sáng chế, phát minh”.
4. Nhiệt tình hay lòng hăng say nghiên cứu
Nhà khoa học Prikhôtcô viết: Công tác nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo rất công phu và phức tạp, đòi hỏi thường xuyên phải có “lòng hăng say cao độ”, có nhiệt tình công tác. Nếu công tác nghiên cứu ta làm với tinh thần thờ ơ lãnh đạm thì nó sẽ trở thành công việc rất thủ công và sẽ không bao giờ đưa lại một cái gì có thực chất cả. Không phải ngẫu nhiên mà người ta so sánh sự sáng tạo trong khoa học với những chiến công. Cũng như chiến công, nó đòi hỏi toàn bộ năng lực sáng tạo con người phải hoạt động căng thẳng tới mức tối đa.
Viện sĩ Ferman nói: “Trong cuộc đấu tranh để giành lấy những bí mật
và sức mạnh của thiên nhiên có chứa đựng phần hạnh phúc của nhà khoa học, có cuộc đời, niềm vui, nỗi đau khổ, sự lôi cuốn, lòng say mê và nhiệt tình nóng bỏng của anh ta”. Nhưng nếu như ở người cán bộ nghiên cứu khoa học không có lòng say mê ấy, nếu anh ta làm việc theo lối “sáng vác ô đi, chiều vác ô về”, nếu tay anh ta không run lên khi tiến hành những lần cân đo, những con tính cuối cùng, thì anh ta không phải là nhà khoa học chân chính.
Lênin đã nhấn mạnh rằng nếu thiếu “sự xúc động của con người” thì con người không thể và sẽ không bao giờ có thể tìm thấy chân lí.
Newton nói: “Thiên tài là lao động” . Ông nói đến một quá trình lao động kiên trì và bền bỉ, bao gồm việc tích luỹ tri thức về vấn đề nghiên cứu, việc khắc phục lần lượt khó khăn để thực hiện các thí nghiệm.
T.Edison, người được mệnh danh “có thể sáng chế ra bất kì thứ gì” nói:
“Trong những công trình của tôi 99% là kết quả lao động cật lực và chỉ 1% là cảm hứng, may mắn và tài năng”.
5. Nhiều nhà khoa học đã nhấn mạnh đến phương pháp. Theo họ, phương pháp là điều kiện đầu tiên, điều kiện quan trọng nhất. Tất cả tính nghiêm túc của nghiên cứu phụ thuộc vào phương pháp, cách thức hoạt động. Tất cả sự nghiệp là nằm ở phương pháp tốt. Phương pháp nắm trong tay vận mệnh của công trình nghiên cứu.
Landau nói: “Phương pháp quan trọng hơn phát minh, bởi vì phương
pháp nghiên cứu đúng sẽ dẫn đến những phát minh mới, giá trị hơn”.
Tolstoy nói: “Điều quý báu nhất cần biết không phải là quả đất tròn mà là làm thế nào để đi đến kết luận ấy”.
Khi thực hiện một đề tài cụ thể, cần áp dụng những phương pháp thích hợp. Hegel, một nhà phương pháp luận, nhấn mạnh mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp. Ông cho rằng phương pháp là sự vận động của bản thân nội dung, vì vậy không thể nghiên cứu phương pháp mà tách rời nội dung.
Nhờ có phương pháp làm việc khoa học, nhà nghiên cứu mới thu được một cách đầy đủ và chính xác các sự kiện. Các sự kiện, đó là không khí của nhà khoa học. Không có chúng thì sẽ không có khoa học, nhà khoa học phải có phương pháp tốt để thu thập và xử lí chúng.
6. Biết làm việc một cách khoa học: Nhà tổ chức khoa học lao động trí
óc Vedenxki nói: “Ta bị mệt mỏi không chỉ do làm việc nhiều, mà còn do làm
việc tồi”. Ông đề nghị các nhà khoa học áp dụng 5 điểm sau đây:
- Bắt tay vào làm việc phải từ từ, làm việc nhẹ nhàng không hấp tấp.
- Phải làm việc theo trình tự, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, làm việc có hệ thống.
- Phải có chế độ luân phiên thích đáng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Kết hợp lao động chân tay với lao động trí óc.
- Thường xuyên và đều đặn rèn luyện trình độ chuyên môn.
7. Phải có phương tiện làm việc: Ngay cả những người học giỏi cũng phải có những dụng cụ để sử dụng. Galilê đã không thể nhìn theo những Mặt trăng của sao mộc nếu không có kính viễn vọng. Pasteur đã không thể thực hiện được công trình của mình nếu không có kính hiển vi. Ông bà Curie cũng phải có những dụng cụ để đo lường và thử nghiệm. Nhiều khám phá nổi tiếng đã có thể không bao giờ được thực hiện nếu như các nhà khoa học đã không có những dụng cụ để làm việc.
1.3 Mối liên hệ giữa tƣ duy sáng tạo với các phẩm chất trí tuệ khác
1.3.1 Mối liên hệ giữa tính tự giác, tích cực, tính tự lực và tƣ duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác của năng lực trí tuệ như, tính tự giác, tích cực, tính tự lực.
Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ người học có ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập và qua đó nỗ lực nắm vững các tri thức. Trong quá trình dạy học ở đại học, tính tự giác của sinh viên thể hiện qua: Sinh viên hiểu rõ và nắm vững nhiệm vụ học tập dựa trên cơ sở ý thức được nghề nghiệp tương lai; ý thức được vị trí, vai trò tương lai của mình trong xã hội với tư cách là một cán bộ khoa học; có ý thức đi sâu vào tìm hiểu và vận dụng
những điều đã học vào thực tiễn nghề nghiệp tương lai. Tính tự giác là cơ sở, tiền đề để hình thành tính tích cực.
Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận thức. Trong quá trình học tập, người sinh viên phải phát huy cao độ các chức năng tâm lí, đặc biệt là các chức năng tư duy có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình. Tính tích cực chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố tình cảm, ý chí và hứng thú nghề nghiệp. Tính tích cực của học sinh, sinh viên có mặt tự phát và mặt tự giác:
Mặt tự phát: Là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở những mức độ khác nhau. Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dưỡng, phát triển chúng trong dạy học.
Mặt tự giác: Là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó. Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học.
Tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà còn từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa... Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.
Tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một. Có một số trường hợp, tính tích cực học tập thể hiện ở hành động bên ngoài, mà không phải là tính tích cực trong tư duy.
Tính tích cực nhận thức phát triển đến mức độ cao sẽ làm hình thành tính tự lực nhận thức .
Tính tự lực (tự chủ) nhận thức theo nghĩa rộng là sự sẵn sàng về mặt tâm lí đối với sự học , theo nghĩa hẹp , tính tự lực nhận thức là năng lực , phẩm
chất, nhu cầu học tập và khả năng tự tổ chức học tập, cho phép người học phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình, tạo cơ sở cho việc tự học. Trong quá trình học tập, dưới vai trò định hướng của giáo viên, sinh viên có thể tự lực phát hiện vấn đề bài học và tự mình đề ra giải pháp cho vấn đề đặt ra, đó là biểu hiện của tính tự chủ trong học tập. Điều này thể hiện rõ tính độc đáo trong hoạt động nhận thức của sinh viên, tính độc đáo này sẽ là cơ sở của sự sáng tạo, có ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động nghề nghiệp của họ sau này.
Như vậy, tính tự giác, tính tích cực, tính tự lực nhận thức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tự giác nhận thức là cơ sở của tính tích cực , tính tự lực nhận thức , tính tích cực nhận thức là điều kiện , là kết quả , là biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển của tính tự lực nhận thức . Tính tự lực nhận thức là sự thể hiện ở mức độ cao của tính tự giác , tính tích cực nhận thức và là cơ sở của tính sáng tạo . Tuy nhiên các mối quan hệ này không phải là tuyến tính . Tính tự giác , tích cực và tự lực là điều kiện cần của tính sáng tạo nhưng bản thân chúng chưa phải là sáng tạo.
1.3.2 Mối liên hệ giƣ̃a tri thƣ́c và tƣ duy sáng tạo
1.3.2.1 Tri thức là gì?
Tri thức là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật nói chung. Tri thức hay kiến thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức. Tư duy phản ánh hiện thực khách quan thông qua bộ não con người, là sản phẩm đặc biệt của bộ não. Do đó có thể hiểu tri thức là thông tin được chứa trong bộ não.
Thành tố cơ bản và đầu tiên là hệ thống những tri thức về tự nhiên xã hội, về tư duy, kỹ thuật và cách thức hoạt động. Hệ thống các kiến thức này được lựa chọn từ các khoa học khác nhau và được xây dựng từ những cơ sở khoa học tương ứng, đó là:
- Các khái niệm, các phạm trù. - Các quy luật, định luật, định lý.
- Các học thuyết về TN, KT, XH v.v…
- Những tri thức về cách hoạt động, về các phương pháp nhận thức quan trọng nhất (như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp lý thuyết v.v…).
- Những tri thức đánh giá, những tri thức về các chuẩn mực thái độ đối với các hiện tượng khác nhau của cuộc sống do xã hội quy định.
- Những ứng dụng thực tiễn v.v…
Chỉ nắm vững hệ thống tri thức mới có khả năng hình thành trong ý thức học sinh bức tranh chân thực của thế giới, có phương pháp đúng đắn khi tham gia các hoạt động lý thuyết và thực tiễn. Hệ thống kiến thức thường xuyên thay đổi và phát triển do luôn luôn có những phát minh khoa học mới, nhất là trong thời đại phát triển vũ bão của khoa học và kỹ thuật hiện tại. Do đó, việc lựa chọn và đổi mới hệ thống tri thức ở các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay là điều rất quan trọng và phức tạp.
1.3.2.2 Vai trò của tri thức với sáng tạo
Không thể có "sáng tạo", nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu. [14] Loài người tiến bộ được là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước, rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình , chứ không phải là mỗi thế hệ luôn luôn trở lại thời đồ đá rồi tự phát minh lại từ đầu . Cho nên ở mức độ bình thường , thì phải học cho đủ hiểu biết . Điều này đúng cho tất cả mọi cấp "học", từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và những năm đầu đại học, ngoại trừ cấp "đào tạo qua nghiên cứu". Nói như vậy, không có nghĩa là học sinh, sinh viên hoàn toàn thụ động, học kiểu "học vẹt": Nếu nhà giáo có nhiệm vụ chuyển giao kiến thức qua bài giảng, người học, ngoài việc phải tiếp thu, cũng còn phải được hướng dẫn để biết tự mình tra sách, tìm tài liệu tại thư viện hay
bằng những phương tiện khác như tìm trên mạng, vv. để bổ sung sự hiểu biết của mình. Dù là người thuộc dạng nào đi nữa, cũng phải nhờ một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc, cho họ những kiến thức cơ bản đầy đủ, để sau đó họ phát huy được khả năng của họ.
1.3.3 Mối quan hệ giữa năng lực giải quyết vấn đề và tƣ duy sáng tạo
Dạy học theo cách truyền thống thì chỉ lo chất đầy - càng đầy càng tốt - kho kiến thức cho người học, vì kiến thức được xem như là của báu đã được chuẩn bị sẵn, người học chỉ cần chiếm giữ được càng nhiều càng tốt. Còn dạy học theo cách "giải quyết vấn đề" hay "giải quyết bài toán" thì kiến thức mà người học cần có để giúp anh ta giải quyết được bài toán phải do chính anh ta tìm ra, sáng tạo ra qua một tiến trình tìm hiểu bài toán, đặt vấn đề, tưởng tượng các mối liên quan, đặt giả thuyết và so sánh, đánh giá các giả thuyết, lựa chọn giả thuyết thích hợp, rồi tiếp đó dùng các kiến thức đã có cùng với các giả thuyết mới để đề xuất các lời giải cho bài toán, đánh giá các lời giải cho đến khi tìm được lời giải thoả đáng, có thể chấp nhận được. Như vậy,