Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty istt (Trang 26 - 31)

Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động

Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động biểu hiện trước hết ở tốc độ luân

chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kì luân chuyển vốn (số ngày một vòng quay vốn). Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kì nhất định, thường tính trong một năm.

Công thức tính như sau: L = M/VLĐBQ

Trong đó: L

M

: Tổng mức luân chuyển trong kì VLĐBQ

: Vốn lưu động bình quân trong kì

Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động Công thức tính như sau:

K=360/M Trong đó: K

: Kì luân chuyển vốn lưu động VLĐBQ

: Vốn lưu động bình quân trong kì M

: Tổng mức luân chuyển vốn trong kì

Vòng quay vốn càng nhanh thì kì luân chuyển vốn càng được rút ngắn càng chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

Như vậy doanh nghiệp muốn tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thì trước hết doanh nghiệp phải làm thế nào để tăng doanh thu bán hàng đồng thời quản lý chặt chẽ VLĐ sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kì. Số VLĐ bình quân trong kì được tính theo phương pháp bình quân số VLĐ trong từng quý hoặc tháng. Công thức tính như sau:

VLĐBQđầ + VLĐBQ u kì

cuối kì

Vốn lưu động bình quân trong kì = 2

21

Mức tiết kiệm vốn lƣu động do tăng tốc độ luân chuyển.

Phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kì này so với kì trước, được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:

Mức tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác: với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn.

M0 M0 Công thức tính: VTKTĐ = - L1 L0

Trong đó: M0

: Tổng mức luân chuyển vốn kì kế hoạch. L1, L0

: Số luân chuyển vốn lưu động kì kế hoạch, kỳ báo cáo.

Mức tiết kiệm tương đối: do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm không đáng kể quy mô vốn lưu động.

Công thức tính: M1 M1 VTKTgĐ = - L1 L0 Trong đó: VTTgĐ

: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do

sự thay đổi của tốc độ luân chuyển vốn lưu động của kì kế hoạch so với kì báo cáo. M1, M0

: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kì kế hoạch và kì báo cáo. L1, L0

: Số lần luân chuyển vốn lưu động kì kế hoạch và kì báo cáo.

Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động.

Vốn lưu động bình quân

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Doanh thu thuần

Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ càng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao. Thật tốt nếu DN nào đó mà vốn lưu động bỏ ra càng ít mà thu được số doanh thu kinh doanh càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó rất tốt.

Hệ số sinh lời của vốn lƣu động.

Doanh thu kinh doanh và đặc biệt là doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng điều mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Để đánh giá sự đóng góp của vốn lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn lưu động. 22

Lợi nhuận sau thuế

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cụ thể bởi nó phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hay không là do chỉ tiêu này phản ánh một phần.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ Hàng tồn kho.

Vòng quay kho phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kì. Công thức:

Giá vốn hàng bán Vòng quay kho =

Bình quân giá trị hàng lưu kho Trong đó:

Giá trị bình quân hàng lưu Giá trị hàng lưu kho đầu kì + Giá trị hàng lưu kho cuối kì kho =

2

Hệ số này cao nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Hệ số này thấp có nghĩa doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư, hàng hóa vì dự trữ quá mức hoặc tiêu thụ chậm. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì điều đó có nghĩa lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều có thể làm gián đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp thời khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột.

Thời gian luân chuyển kho trung bình: cho biết số ngày trung bình của một vòng quay kho hay số ngày hàng hóa được lưu tại kho. Công thức:

365

Thời gian luân chuyển kho trung bình = Vòng quay kho

Thời gian luân chuyển kho càng nhanh thì cho thấy hoạt động SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗi thời, hao hụt tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì DN không dự trữ đủ hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể làm gián đoạn hoạt động SXKD, mất doanh thu do mất khách hàng khi không đủ hàng hóa để cung ứng.

Tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu.

Hệ số thu nợ: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu (CKPT) thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp càng tốt, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn.

23

Công thức: Doanh thu thuần Hệ số thu nợ =

Bình quân giá trị các khoản phải thu Trong đó:

giá trị CKPTđầu kì + giá trị CKPT cuối kì Bình quân giá trị các KPT =

2

được, phản ánh hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Công thức: 365

Thời gian thu nợ trung bình = Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để doanh nghiệp thu hồi được các

khoản nợ phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thể hiện chính sách thu hồi công nợ của DN có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thu tiền bình quân quá ngắn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, do khách hàng sẽ giảm mua hàng của DN dẫn đến giảm doanh thu.

Tốc độ luân chuyển của các khoản phải trả.

Giá vốn hàng bán + Chi phí chung, bán hàng, quản lý Hệ số trả nợ

=

Phải trả người bán + Lương, thưởng, thuế phải trả

Thời gian trả nợ trung bình: cho biết bình quân DN có bao nhiêu ngày để trả nợ. 365

Thời gian trả nợ trung bình = Hệ số trả nợ

Thời gian trả nợ trung bình càng dài phản ánh khả năng chiếm dụng vốn từ các DN tốt. Tuy nhiên, không phải kỳ trả tiền bình quân càng dài càng tốt, vì khi đó nhà cung cấp bị thiệt, và có thể gây ảnh hưởng không tốt cho mối quan hệ giữa DN với đối tác.

Thời gian quay vòng tiền.

Chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền là sự kết hợp của ba chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng lưu kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Thời gian quay vòng tiền ngắn chứng tỏ doanh nghiệp sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hiệu quả khi giữ được thời gian quay vòng hàng tồn kho và các khoản phải thu ở mức thấp, chiếm dụng được thời gian dài đối với các khoản nợ. Tuy nhiên cũng tùy vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động.

24

Công thức: Thời gian quay Thời gian Thời gian luân Thời gian = + – vòng tiền thu nợ TB chuyển kho TB trả nợ TB 1.8.

.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty istt (Trang 26 - 31)