D – Môi trường văn hoá – xã hội
B Các yếu tố bên ngoài Công ty
Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với các nước khác trong khu vực và toàn thế giới, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Liên hợp quốc thì đó cũng là lúc các công ty trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn trước. Các công ty du lịch cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, mặc dù nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao nhưng có cầu ắt có cung, các công ty du lịch mọc lên như nấm khiến cho thị trường trở nên chật hẹp, đòi hỏi mỗi công ty phải tìm cho mình một con đường đi thích hợp và những chiến lược kinh doanh hợp lý thì mới có thể thu hút được du khách.
nghỉ mát, resort cao cấp, tổ chức các chương trình sự kiện nhằm quảng bá du lịch Việt Nam. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Việt Nam là khá nhiều tuy nhiên lại có ít người có ý muốn quay trở lại nơi đây bởi nhiều lý do mà chủ yếu là từ những người làm du lịch chưa thực sự được tốt. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước và các đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch.
Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra cũng làm giảm nhu cầu của du khách, khách đến du lịch tại Việt Nam trong năm qua chủ yếu là do công việc tăng 30%, vì những lý do khác chỉ tăng 1 %. Điều đó chứng tỏ cầu đang giảm mạnh, các công ty du lịch thực sự lâm vào thời kỳ khó khăn. Làm thế nào để kích cầu? Đó là câu hỏi mà các ngành chức năng cần quan tâm và các đơn vị lữ hành du lịch cần tìm hiểu để có được lời giải đáp sớm nhất thì mới có thể vượt qua được giai đoạn khủng hoảng như hiện nay.
3.3 - Một số chiến lược marketing mix đang được ứng dụng tại Công ty Haratour
3.3.1 - Về sản phẩm
Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao đòi hỏi các công ty du lịch phải có một danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú thì mới có thể đáp ứng được một cách tốt nhất. Do đặc điểm của ngành du lịch là kinh doanh theo mùa, ví dụ như mùa hè thường là các tour du lịch đi biển, đi đến những chỗ có khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt…vào mùa lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thì lại là các tuor du lịch đi lễ hội như chùa Hương, chùa Bái Đính, đền Hùng…chính vì thế ngoài những thị trường đơn lẻ thì thị trường mục tiêu của Công ty cũng thường xuyên thay đổi. Ví dụ vào mùa hè Công ty tập trung giới thiệu các tour du lịch đi tham quan, nghỉ mát cho các nhà trường,các cơ quan, đoàn thể…,vào dịp gần Tết thì đối tượng khách hàng mục tiêu lại là các hộ gia đình có nhu cầu đi đón tết tại các nước khác, và đón các đoàn khách đến Việt Nam ăn tết…
Nói chung, Công ty tập trung phát triển danh mục sản phẩm cả theo chiều dọc và chiều sâu với nhiều hình thức xây dựng các tour du lịch cụ thể mà thị trường tập trung chính tại thời điểm hiện tại là thị trường nội địa. Các tour du lịch đi tham quan các địa điểm trong nước vào cuối tuần, vào các dịp lễ tết (sản phẩm opentour)…với
khách hành mục tiêu là các nhà trường, các cơ quan, đoàn thể, khách du lịch nước ngoài đến tham quan.
Sản phẩm inbound (hoạt động đón khách nước ngoài vào du lịch tại Việt Nam) với thị trường mục tiêu mà Công ty đang hướng tới đó là thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản, thị trường Tây Âu - Bắc Mỹ, thị trường người Việt định cư tại nước ngoài…
Sản phẩm outbound (hoạt động đưa khách ra nước ngoài du lịch) với thị trường mục tiêu mà Công ty hướng tới đó là các nước trong khu vực ASEAN và các nước lân cận.
Bên cạnh đó, là các sản phẩm khác như kinh doanh khách sạn (khách sạn Mùa Xuân), cho thuê văn phòng (tại toà nhà 142 Lê Duẩn), dịch vụ đặt vé tàu hoả, dịch vụ tư vấn làm visa…
Tất cả những sản phẩm trên góp phần làm cho danh mục sản phẩm của Công ty thêm đa dạng, tuy nhiên do có quá nhiều sản phẩm kinh doanh, khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn do có sự chồng chéo lên nhau. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty cần phải biết sắp xếp hợp lý, đồng thời có sự quản lý thích hợp tránh tình trạng thất thoát gây thiệt hại cho Công ty.
3.3.2 - Về giá cả
Giá cả chính là chi phí mà du khách phải bỏ ra khi sử dụng dịch vụ du lịch, khách hàng luôn muốn có giá thấp, nhưng nhiều khi họ lại cho rằng giá thấp đồng nghĩa với chất lượng kém, còn doanh nghiệp lại luôn muốn đặt giá cao để tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên như thế sẽ không thu hút được nhiều du khách đến với Công ty.
Công ty Haratour là một công ty được đánh giá là có giá cả phải chăng, phù hợp với chất lượng dịch vụ cung ứng. Công ty luôn áp dụng chính sách giá cạnh tranh so với các công ty du lịch khác, chính vì thế đã tạo được lòng tin nơi khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Công ty. Giá tour du lịch bao gồm: chi phí đi xe (máy bay), chi phí ăn uống, vé vào cửa các địa điểm tham quan du lịch, chi phí bảo hiểm du lịch (tất cả tính theo giá net), hoa hồng cho người tổ chức (chỉ có nếu đi theo đoàn)…, sau khi cộng hết các khoản chi phí sẽ nhân với tỷ lệ % lãi suất
mà Công ty được hưởng. Ngoài ra, còn một số chi phí khác tuỳ theo thoả thuận hợp đồng giữa Công ty và khách hàng.
Ngoài cách tính giá như trên, vào các dịp đặc biệt như lễ tết, mùa du lịch, Công ty luôn áp dụng chính sách giảm giá tour nhằm thu hút khách hàng đồng thời tạo được lợi thế cạnh tranh so với các Công ty du lịch lữ hành khác trong địa bàn Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung. Bên cạnh việc giảm giá tour, Công ty vẫn cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đồng thời thực hiện việc cắt giảm khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường và vẫn thu được lợi nhuận nhằm bù đắp những chi phí mà Công ty phải bỏ ra trong các chương trình giảm giá tour.
3.3.3 - Về phân phối
Hiện nay, ngoài trụ sở chính của Công ty tại Hà Nội, Công ty còn có các chi nhánh tại Vinh, Lào Cai, và Tp Hồ Chí Minh. Mặc dù mạng lưới kênh phân phối chưa thực sự nhiều, còn khá hạn chế tại các tỉnh thành, tuy nhiên các chi nhánh này đã hoạt động khá hiệu quả trong việc kết hợp với trụ sở chính thu hút khách du lịch trong và ngoài nước sử dụng các dịch vụ của Công ty. Công ty và các chi nhánh đều có nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá các tour du lịch, cung cấp các dịch vụ lữ hành du lịch.
Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng một kênh phân phối khá hiệu quả nữa là qua trang web của Công ty tại địa chỉ www.hanoirailtour.vn, khách hàng có thể truy cập vào địa chỉ trang web, tìm hiểu các thông tin và đăng ký đặt tour trực tiếp qua mail. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì cách làm này không còn mới mẻ tuy nhiên nó vẫn phát huy được tối đa hiệu quả nhờ sự tiện lợi, tiết kiệm được thời gian và công sức cho khách hàng.
Ngoài ra, còn có các kênh phân phối tại các công ty có liên kết cung ứng dịch vụ với Haratour như các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu du lịch…, các trang web liên kết như trang web của Tổng cục du lịch Việt Nam, trang web của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam…đã góp phần mở rộng mạng lưới phân phối của Haratour, đưa Haratour đến với khách hàng một cách nhanh nhất và đơn giản nhất.
Quảng bá các tour du lịch là hoạt động không thể thiếu của mỗi công ty du lịch lữ hành nói chung và của Haratour nói riêng, việc quảng bá có tốt thì khách hàng mới có đầy đủ thông tin về Công ty cũng như về các tour du lịch, từ đó họ mới quyết định có sử dụng dịch vụ của Công ty hay không?
Hiện nay kênh truyền thông chủ yếu của Công ty là qua website, trang web gồm 3 thứ tiếng Việt Nam, Anh, Pháp, trên trang web có thông tin về các tour du lịch, các dịch vụ mà Công ty cung cấp, một số thông tin cần thiết khi đi du lịch, giới thiệu đất nước con người Việt Nam, các địa danh du lịch… Nói chung, trang web được thiết kế khá tốt, dễ dàng cho du khách tìm kiếm thông tin cần thiết và chọn lựa tour du lịch thích hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, thông tin về Công ty lại hầu như không có, các thông tin du lịch cũng chưa thực sự phong phú và đa dạng.
Một hình thức xúc tiến nữa mà Công ty đang áp dụng đó là marketing trực tiếp, Công ty cử các nhân viên của mình đi đến gặp trực tiếp các khách hàng mục tiêu, giới thiệu những sản phẩm du lịch của Công ty và tìm kiếm các hợp đồng du lịch hoặc sử dụng các dịch vụ khác. Bằng cách này, Công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu của họ, từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong bản hợp đồng, nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm du lịch của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, tham gia các hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, qua đó Công ty đã phần nào quảng bá được hình ảnh, khẳng định được thương hiệu Haratour trong tâm trí của những du khách trong và ngoài nước.