2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty Haratour
2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 và 2008
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 07/08
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1. Tổng doanh thu: Khối khách sạn Khối thương mại Khối thương mại Khối lữ hành 46,649 2,028 34,257 1,291 9,073 100 4.3 73.4 2.8 19.4 70,878 2,345 52,271 2,247 14,035 121 3.3 73.7 3.2 19.8 24.229 317 18,014 956 4,962 51.93 15.6 52.6 74 54.7 -1 0.3 0.4 0.4 2. Thuế:
VAT
Thuế thu nhập cá nhân
4,664. 9 213.02 7,087.8 354.25 2,422.9 85.23 51.93 40.00 3. Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận
760.79 547.77 1.2 1,265.18 910.93 1.28 504.39 363.16 66.3 66.3 0.08 4. Vốn Vốn cố định Vốn lưu động 55713 44570 11143 100 80 20 64312 50062 14250 100 77.8 22.2 85999 5492 3107 15.4 12.3 27.9 -2.2 2.2 5. Số lao động (người) 165 152 -13
6. Tiền lương bình quân tháng
2.2 2.5
Biểu 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2007 và 2008
(Nguồn: Phòng tài chính Công ty Haratour)
STT Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/08
Số tiền +/_%
1 Doanh thu BH & Cung cấp DV
65,500,260,155 71,920,544,545 6,420,284,390 9.8
2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0
3 Doanh thu thuần BH & Cung cấp DV 65,500,260,155 71,920,544,545 6,420,284,390 9.8 4 Trị giá vốn hàng bán 55,617,162,230 60,520,253,412 4,903,091,182 8.8 5 LN gộp BH & Cung cấp DV 9,812,214,100 10,562,381,321 750,167,221 7.64 6 Doanh thu tài chính 16,928,315 17,180,320 1,052,005 1.49 7 Chi phí tài chính 170,185,487 180,156,556 9,971,069 5.86 8 Tổng DT thuần 65,645,112,244 71,985,882,456 6,340,770,212 9.66 9 Lợi nhuận thuần KD
trước thuế
2,254,494,156 2,521,142,148 266,647,992 8.99 10 Tỉ suất LNTKD
trước thuế/ Tổng DT
Biểu 2.7. So sánh một số chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 đã đạt được những kết quả tương đối tốt thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế trong bảng báo cáo hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:
Doanh thu năm 2008 của Công ty tăng 6,420,284,390 đồng tương ứng với 9.8% so với năm 2006, do doanh thu đạt được ở các lĩnh vực kinh doanh luôn tăng ổn định, các chi phí phát sinh, các khoản giảm trừ có sự kiểm soát chặt chẽ nên doanh thu thuần bằng doanh thu. Mặc dù, năm 2008 là năm có nhiều biến động trong nền kinh tế thế giới, và tình hình chính trị của một số nước khá căng thẳng làm cho nhu cầu đi du lịch của người dân trong nước cũng như du khách đến với Việt Nam giảm mạnh. Tuy nhiên Công ty vẫn đạt được những thành công đáng kể, điều đó có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là khá tốt, Công ty luôn sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn để không ngừng phát triển và khẳng định vị thế của mình.
Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2008 so với tăng so với năm 2007 và xấp xỉ 1, chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán nợ ngắn hạn chưa được tốt. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán tức thời còn thấp.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty là tương đối tốt, các chỉ tiêu kinh tế đều thể hiện sự minh bạch, rõ ràng. Mặc dù vậy các chỉ tiêu về thanh toán tức thời là chưa được tốt lắm, Công ty cần xem xét để khắc phục nhằm thu được những kết quả tốt hơn nữa trong hoạt động kinh doanh sau này.
2.2.2 - Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh
A - Thuận lợi
Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 142 Lê Duẩn, nằm ngay tại ngõ đi vào trung tâm thành phố. Đây là một ví trí có địa thế đẹp, thuận tiện cho việc phát triển kinh doanh và tiến hành các giao dịch với khách hàng.
Công ty có một cơ sở vật chất khá đầy đủ, ngoài toà nhà 8 tầng (nơi đặt trụ sở chính) Công ty còn có 9 đơn vị trực thuộc với trang thiết bị được trang bị đầy đủ để phục vụ cho việc tiến hành các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách
hàng. Ngoài ra, Công ty còn có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và ban lãnh đạo có năng lực quản lý khá tốt, đây chính là nền tảng vững chắc cho một Công ty du lịch lữ hành hoạt động và phát triển.
Hiện nay Nhà nước đã có chính sách chiến lược đầu tư cho phát triển du lịch, việc miễn thị thực nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch khi đi vào nước ta, tạo ra nhiều có hội thuận lợi cho Công ty. Hơn thế nữa, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã và đang đầu tư cho phát triển du lịch bằng phương tiện vận chuyển đường sắt đã tạo thêm ra cho Công ty một điều kiện tốt hơn trong việc cung ứng các tour du lịch đường sắt.
B - Khó khăn
Cơ chế, chính sách của Nhà nước trong kinh doanh du lịch còn nhiều hạn chế, gây ra phiền hà cho khách du lịch, trong Nghị định 849 quy định về việc đón khách ở Trung Quốc đã làm giảm một lượng đáng kể khách inbound trong năm 2008 của Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Công ty gặp không ít những khó khăn từ các đối thủ cạnh tranh khác nhất là đối với những công ty áp dụng những yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá tour, sao chép tour,chiếm thị trường…
Đội ngũ cán bộ nhân viên còn chưa đáp ứng được hết các nhu cầu đa dạng của khách du lịch nói riêng và của thị trường du lịch nói chung, khiến cho khách hàng không hài lòng.
Công tác quảng bá về thương hiệu cũng như sản phẩm của Công ty còn hạn chế và chưa được chú trọng. Sản phẩm du lịch chưa có tính đặc trưng riêng của Công ty nên không tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng, không tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các Công ty khác.
3 - Thực trạng hoạt động marketing tại Công ty Haratour
3.1 - Đánh giá chung về năng lực marketing của Công ty
Hoạt động marketing trong ngành dịch vụ là một hoạt động hết sức quan trọng, do đặc điểm của các sản phẩm dịch vụ là khó nhận biết, khó hình dung, nó chỉ thực sự được cảm nhận khi khách hàng sử dụng và khách hàng thường tìm kiếm thông tin từ những người đã từng trải nghiệm dịch vụ. Do đó, khách hàng biết đến sản phẩm du lịch hay không, có thoả mãn với những dịch vụ mà Công ty cung cấp hay không đều phụ thuộc rất lớn vào hoạt động marketing. Các chiến lược marketing tốt sẽ đưa đến cho doanh nghiệp những khoản thu và hơn thế nữa nó sẽ là nền tảng để xây dựng một thương hiệu Haratour chất lượng, uy tín và bền vững.
Tuy nhiên, trong Công ty chưa có một phòng ban chuyên trách về hoạt động marketing, các chiến lược marketing của Công ty mới chỉ mang tính ngắn hạn, thậm chí nhất thời, điều đó khiến cho việc thực hiện các chiến lược về sản phấm, giá, phân phối và xúc tiến gặp nhiều khó khăn. Các hoạt động marketing của Công ty mới chỉ dừng ở việc định vị thị trường mục tiêu, lên các chương trình tour du lịch, định giá… việc quảng bá rất hạn chế, điều đó gây trở ngại cho khách hàng khi muốn tìm kiếm thông tin, mặt khác nó cũng chưa thực sự tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp (một yếu tố mà doanh nghiệp nào cũng cần có nếu muốn đứng vững trên thị trường).
Đối với các đơn vị trực thuộc, ở đó cũng mới tiến hành các hoạt động marketing theo cách riêng của từng đơn vị, chủ yếu là gộp chung vào hoạt động kinh doanh của từng đơn vị mà chưa nơi nào có một chiến lược marketing thực sự. Tuy nhiên, giữa các đơn vị và Công ty vẫn có sự liên liên kết phối hợp nhịp nhàng trong việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng và đã phần nào áp dụng được những nguyên lý marketing trong hoạt động cung ứng dịch vụ lịch lữ hành nói chung và thực hiện những chương trình du lịch của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói riêng.
Tóm lại, mặc dù Công ty chưa có một chiến lược marketing mang định hướng rõ ràng nhưng những hoạt động mà Công ty đã và đang tiến hành phần nào đã góp phần vào việc xây dựng một thương hiệu Haratour như hiện nay. Tuy nhiên, để có thể có những bước tiến dài hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, có thể cạnh tranh được với những Công ty du lịch lớn hơn, điều đó đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược marketing mang tính định hướng lâu dài và được đầu tư thực sự.
3.2 - Phân tích môi trường marketing ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Haratour
3.2.1 - Môi trường marketing vĩ mô
A - Môi trường nhân khẩu học
Khách hàng của ngành du lịch không chỉ bao gồm những khách hàng trong nước mà cả những khách hàng nước ngoài, chính vì thế có thể nói môi trường nhân khẩu học là một yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động kinh doanh của một công ty lữ hành du lịch.
Khi đời sống còn người ngày càng được nâng cao, họ càng có nhiều nhu cầu trong việc vui chơi, giải trí và hưởng thụ. Cuộc sống ồn ào, bận rộn, bụi bặm cũng khiến cho con người mệt mỏi, có xu hướng muốn nghỉ ngơi và đi du lịch đến những vùng tự nhiên hoang sơ. Chính điều đó đã thúc đẩy ngành du lịch ngày càng phát triển để có thể đáp ứng được hết những nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đời sống phát triển gắn liền với trình độ dân trí của người dân được nâng cao, do vậy yêu cầu của họ đối với những tour du lịch như chất lượng tour, giá cả, tính phong phú của các chương
trọng và không ngừng nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ, nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của họ và có thể cạnh tranh được với những đơn vị kinh doanh khác.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến cho nhiều người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp, từ đó nhu cầu du lịch cũng giảm sút một cách nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có những bước đi phù hợp để có thể vượt qua được tình trạng khó khăn như hiện nay.
B - Môi trường kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra khiến cho nhiều tập đoàn lớn phải phá sản, dẫn đến tình trạng hàng nghìn người mất việc làm, cuộc sống khó khăn, sản xuất ngừng trệ, ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại và ngành du lịch cũng không phải là một ngoại lệ.
Khi thu nhập của người dân giảm xuống thì những nhu cầu không thực sự cần thiết sẽ bị cắt giảm, chính vì thế việc đi tham quan, nghỉ ngơi, du lịch cũng không được người dân quan tâm, điều đó khiến cho thị trường du lịch thực sự rơi vào tình trạng ảm đạm. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, tình trạng này sẽ vẫn tiếp tục kéo dài đến hết năm 2009, nhu cầu đặt tour, phòng khách sạn… sẽ giảm chỉ bằng khoảng 50% so với năm 2008. Đây thực sự là một tin đáng buồn cho ngành du lịch nói chung và cho Công ty nói riêng.
Hơn nữa, do khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới khiến cho tỷ giá đồng USD, GBP,… thay đổi lên xuống thất thường, làm cho việc giao dịch gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty.
C - Môi trường chính trị
Việt Nam luôn được các nhà đầu tư và các du khách đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện trên thế giới. Với tình hình chính trị đầy bất ổn như hiện nay, các cuộc khủng bố, đảo chính, xung đột…thường xuyên diễn ra trên thế giới thì Việt Nam thực sự là một địa điểm du lịch lý tưởng cho các du khách nước ngoài.
Hơn thế nữa, hiện nay Nhà nước đang có chính sách phát triển ngành du lịch, coi đó là một ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn thu lớn cho Nhà nước và
cải thiện đời sống của người dân tại nhiều vùng trên cả nước. Các Nghị định được Nhà nước ban hành về việc miễn thị thực nhập cảnh cho du khách một số quốc gia đã làm cho việc nhập cảnh được dễ dàng hơn, gây ra tâm lý thoải mái cho du khách. Hàng năm, Đảng và Nhà nước đều có những kế hoạch xây dựng, tôn tạo các khu di tích lịch sử, các chương trình quảng bá địa điểm du lịch của năm như Năm du lịch Thái Nguyên, Lễ hội du lịch – văn hoá Tuyên Quang, Lễ hội Quảng Nam – Con đường di sản, Festival hoa Đà Lạt…nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự, thưởng thức và khám phá.
D - Môi trường văn hoá – xã hội
Việt Nam được coi là nước có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, với hơn 1000 năm dựng nước và giữ nước, trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, người dân Việt Nam vẫn giữ được những nét cổ xưa lâu đời do cha ông để lại, điều này được thể hiện ở các công trình kiến trúc như các đền chùa, các khu di tích, phố cổ…Đây là điểm hấp dẫn nhiều du khách thích tìm hiểu văn hoá dân tộc Việt. Hơn thế nữa, chúng ta còn có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên và sắp tới là Không gian quan họ Bắc Ninh.
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng của nó, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại mà chủ yếu là từ phía những người làm du lịch và người dân. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta mang nhiều tính chất manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm mà không có sự phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị. Mặc dù cũng đã có sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, có những chiến lược và kế hoạch rõ ràng những việc khai thác các địa điểm du lịch vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Cộng thêm vào đó là ý thức của người dân chưa thực sự được tốt, vẫn xảy ra tình trạng chèo kéo, giành giật, chặt chém khách du lịch khiến cho họ có ấn tượng xấu
quan chung, khai thác khu du lịch bừa bãi khiến cho nhiều khu du lịch rơi vào tình trạng xuống cấp mà không được trùng tu tôn tạo. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn và kéo dài, thì không lâu nữa sẽ không còn du khách đến thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta nữa. Chính vì thế, điều này đòi hỏi các ngành chức năng phải thực sự quan tâm và có những chính sách cụ thể nhằm đem lại cho du khách một ấn tượng đẹp không chỉ về cảnh quan mà cả về những con người Việt Nam thân thiện và mến khách.
E - Môi trường tự nhiên
Thiên nhiên đã rất ưu đãi cho đất nước Việt Nam chúng ta với một bờ biển dài, với những cánh rừng hoang sơ và những ngọn núi đẹp, chính vì thế có thể nói những khu du lịch thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng như vịnh Hạ Long (được UNESSCO công nhận là di sản thế giới), động Phong Nha - Kẻ Bảng, rừng Cúc Phương, Tam Cốc – Bích Động, chùa Hương …Những nơi này hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ ngơi, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng cho Nhà nước.
Bên cạnh đó, với địa hình trải dài từ Bắc xuống Nam, khiến cho nước ta có khí