Tránh những lối nói và cách cấu tạo những diễn ngôn mang tính rập

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự ktgt trong truyện cổ tích việt nam (Trang 50 - 54)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

2.3.3.2Tránh những lối nói và cách cấu tạo những diễn ngôn mang tính rập

tính rập khuôn/ định kiến giới tính kể cả các lối nói ẩn dụ:

Các cách nói rập khuôn / định kiến về giới: Liễu yếu đào tơ, tu mi nam tử, phái yếu, phái đẹp, phái mày râu, chó chui gầm chạm, bám gấu váy vợ…cho thấy trong tiếng Việt không những có sự kì thị đối với nữ giới mà cũng có những biểu hiện về sự kì thị giới tính cả với nam giới.

Việc khắc phục tình trạng KTGT trong ngôn ngữ là một việc làm khó khăn vì mang nặng tính xã hội. Do vậy, với tư cách là một phần nhỏ cấu thành nội dung của cả khóa luận, đây mới chỉ là những đề xuất mang tính thử nghiệm để trao đổi và bàn bạc. Theo thiển ý của chúng tôi, vấn đề khắc phục sự KTGT trong tiếng Việt xứng đáng là một công trình nghiên cứu riêng biệt, vượt ra khỏi khuôn khổ của khóa luận này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

KTGT thường được hiểu là sự xem thường về giới này, đồng thời coi trọng giới kia. Trong thực tế, các xã hội khác nhau đều thể hiện sự KTGT trong mọi hoạt động. Ngôn ngữ như là một tấm gương phản ánh xã hội, thể hiện sự KTGT ấy. Cách diễn đạt mang tính KTGT có thể thấy được trong nhiều khu vực sử dụng ngôn ngữ: khu vực giáo dục, khu vực các tài liệu tham khảo về ngôn ngữ, khu vực ngôn ngữ thuộc lĩnh vự thông tin đại chúng, v v…

Nói KTGT trong ngôn ngữ phần lớn người ta hiểu đó là sự KTGT trong ngôn ngữ đối với nữ giới. Biểu hiện của sự KTGT trong ngôn ngữ bao gồm nhiều mặt và khác nhau về hình thức, mức độ theo các ngôn ngữ khác nhau và các thời điểm khác nhau. Tuy vậy, sự KTGT cũng có những đặc điểm đặc trưng chung nhất định. Những đặc điểm đó là định kiến về giới, sự thiếu cân đối trong việc sử dụng các cách diễn tả song song tương ứng với nam và nữ. Tìm hiểu về những tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự kì thị giới tính trong tiếng Việt có lẽ dễ tim thấy rõ nhất trong truyện cổ tích Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. KTGT là một trong nhiều hình thức kì thị tồn tại trong xã hội. Ngôn ngữ mang bản chất xã hội nên sự KTGT trong ngôn ngữ là sự phản ánh tồn tại xã hội ấy vào trong ngôn ngữ. Đề tài sự KTGT trong ngôn ngữ tồn tại trên hai nhóm quan điểm như sau:

- Nhóm quan điểm về sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ: Chúng tôi đã đề cập đến những lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội nhằm khẳng định sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ.

- Nhóm quan điểm về sự cần thiết và tính khả thi của việc can thiệp có chủ ý vào ngôn ngữ: Chúng tôi đã bàn đến các lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội nhằm khẳng định sự cần thiết và mức độ thành công của sự tác động vào ngôn ngữ.

2. Hai nhóm quan điểm này tác động qua lại với nhau. Nếu không khẳng định được về mặt lí thuyết sự tồn tại của biểu hiện KTGT trong ngôn ngữ thì việc bàn đến giải pháp khắc phục biểu hiện đó là không cần thiết. Nhưng nếu chỉ khẳng định được sự tồn tại của biểu hiện ấy trong ngôn ngữ mà không hề quan tâm gì đến khả năng và phương hướng khắc phục biểu hiện đó thì khóa luận này sẽ trở nên ít có ý nghĩa thực tế và do đó cũng khó đứng vững về mặt lí luận.

3. Trong truyện cổ tích Việt Nam biểu hiện rất rõ sự KTGT ở rất nhiều khía cạnh: Nam giới thường gắn với tài năng, nữ giới thì lại gắn liền với sự phục vụ và tình dục. Nam giới luôn gắn với tính chủ động, nữ giới gắn với tính thụ động; nam giới gắn với những việc là cao cả còn nữ giới gắn với những việc là tầm thường. Nữ giới lệ thuộc vào nam giới, nam giới có quyền sở hữu nữ giới; nữ giới bị lệ thuộc vào danh hiệu của người chồng… Và trong cả cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới. Ngoài ra những cách nói rập khuôn coi thường nữ giới cũng vẫn đang tồn tại trong tư duy của người Việt.

4. Sau khi khẳng định sự tồn tại của biểu hiện KTGT trong ngôn ngữ, khóa luận tiếp tục xem xét đến phương hướng nhằm khắc phục biểu hiện đó. Trên cơ sở đó khóa luận chỉ ra lí do tại sao phải đặt việc khắc phục biểu hiện KTGT trong ngôn ngữ vào trong khuôn khổ quan hệ ngôn ngữ. Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ ra mức độ có thể khắc phục biểu hiện KTGT trong tiếng Việt bằng quy hoạch ngôn ngữ và cải cách ngôn ngữ theo phương hướng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), “Xưng và gọi: bằng chứng về giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hà Tây” , Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiến tiếng Việt, Lương Văn Hy (chủ biên), tr.115-131, NXB Khoa học và xã hội.

2. Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNNHN, Hà nội, Tr.60-66.

3. Vũ Tiến Dũng (2007), Lịch sử trong tiếng Việt và giới tính, NXB Giáo dục. 4. Vũ Tiến Dũng (2002), “Tìm hiểu một vài biểu thức tình thái gắn với tính lịch sự của nữ giới trong giao tiếp” trong Ngôn ngữ (số 3) tr.59-66.

5. Vũ Tiến Dũng (2000), “Việc thể hiện lịch sự của từ xưng hô pháo nam và phái nữ trong tiếng Việt”, Thông báo khoá học, (số 2), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr.3-8.

6. Trần Xuân Điệp (2004), Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 8. Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Giới tính và lịch sự”, Ngôn ngữ, (số 8) tr.17-30. 9. Lương Văn Hy (2000), “Ngôn ngữ và nhóm xã hội: Dẫn nhập những vấn đề cơ bản và những trường pháp lí thuyết chính”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiến tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.9-38.

10. Nguyễn Văn Khang (2000), Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản,

NXB Khoa học Xã hội.

11. Nguyễn Văn Khang (1996), “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ”,

Ứng sử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, tr176-186, Hà Nội, NXB Văn hoá Thông tin.

12. Nguyễn Lai (1997), Tập bải giảng về ngôn ngữ học đại cương, Khoa Ngôn ngữ học ĐHXH & NV (ĐHQGHN).

13. Nguyễn Minh Thuyết (1998), “Vài nhận xét về đại từ và đại từ xưng hô tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (số phụ 1), tr.29-31.

14. Bùi Minh Yến (1996), “Xưng hô trong gia đình người Việt, Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nguyễn Văn Khang (chủ biên), tr.83- 157, Hà Nội, NXB Văn hoá Thông tin.

TIẾNG ANH

15. Baron, Dennis (1986), “Grammar and genden”, New haven and London,

Yale University Press.

16. Cameron, Deborah (1995) Verbel hygiene, London: Toutedge. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Corbett, Greville (1991), Gender, Cambridge: Cambridge University Press. 18. Graddol, David vaf Swamn, Joan (1989), Gedder voices, Oxford: Blackwell and Open University.

19. Hellingen, Mar;is (1990), “Kontrastive feministische Linguistik” Mechanismen Sprachlicher Diskriminierung im Englischen and Deutschen, Ismanning: Hueber.

20. Herbert, Robertk & Nykil - Herbert, Barbana (1986), “Explorations in lingiuistics 21 : 47-85.

21. Krasmse, Cheris và Trechler, Paula (1985), Afeminist dictionry, London: Pandora Press.

22. Miller, Casey vaf Swift, Kate (1972, 1980), The handbook of non - sexist writing: for writers, editors, ang speakers, New York: Lipin coptt and Crowell. 23. Stannard, Una (1977), Mrs Man, San Pransisco: Germainbooks.

NGUỒN NGỮ LIỆU VĂN HỌC

24. Hồng Mai (2012), “Chuyện tình nàng Seo May”, 365 truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

25. Hồng Mai (2012), “Bà goá nhân từ”, 365 truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

26. Hồng Mai (2012), “Nắm cơm cuối cùng”, 365 truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

27. (2013), “Nàng tiên cua và chàng đánh cá”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng.

29. (2013), “Sự tích trái sầu riêng”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng. 30. (2013), “Sự tích tháp Báo Ân”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng. 31. (2013), “Chiếc thoi vàng”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng. 32. (2013), “Người vợ bị vu oan”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng. 33. Nguyễn Cừ (2011), “Nàng Ả Voi”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

34. Nguyễn Cừ (2011), “Chiếc đèn dưới hang sâu”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

35. Nguyễn Cừ (2011), “ Chàng Lùn”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

36. (2013), “Sự tích bông sen”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng. 37. Hồng Mai (2012), “Sự tích Táo quân”, 365 truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

38. (2013), “Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng.

39. Nguyễn Cừ (2011), “Chàng Ngàn Mụn Hạt Cơm”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

40. Nguyễn Cừ (2011), “Anh chồng ngốc”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

41. Hồng Mai (2012), “ Gái khôn dạy chồng”, 365 truyện cổ tích Việt Nam,

NXB Văn hóa thông tin.

42. Nguyễn Cừ (2011), “Da Rác lấy chồng tiên”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

43. Nguyễn Cừ (2011), “Chuyện chàng Lút”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

44. Nguyễn Cừ (2011), “Truyện Tấm Cám”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

45. Nguyễn Cừ (2011), “Sọ Dừa”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học. 46. (2013), “Người học trò và con chó đá”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng. 47. (2013), “Treo tranh kén chồng”, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Kim Đồng. 48. Nguyễn Cừ (2011), “Chàng rể Cóc”, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Văn học.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự ktgt trong truyện cổ tích việt nam (Trang 50 - 54)