Danh hiệu và sự KTGT

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự ktgt trong truyện cổ tích việt nam (Trang 43 - 45)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

2.2.2.Danh hiệu và sự KTGT

Một tập quán gọi tên khác có sự phân biệt đối xử nam nữ đó là việc sử dụng những danh hiệu và những từ tôn xưng hay những mã hiệu (honorific). Trong nhiều ngôn ngữ (nhất là các ngôn ngữ châu Âu) có sự phân biệt giữa các nhã hiệu chỉ phụ nữ mà cơ sở của sự phân biệt ấy là tình trạng hôn nhân. Trái lại, đối với nam giới không có sự phân biệt như vậy. Nhiều tác giả cho rằng: Thói quen phân biệt đối xử như vậy đã đánh dấu trạng thái đã có của phụ nữ về mặt hôn nhân (làm tình) và củng cố thêm cho quan điểm cho rằng mội người đàn bà là vật sở hữu của một người đàn ông (hoặc là cha hoặc là chồng).

Trong tiếng Việt, từ như từ bà Pơ-lao (với nghĩa là “vợ của…”) thì danh/ nhã hiệu bà được hiểu với nghĩa là vợ của ông Pơ-lao. Trong xã hội Việt Nam xưa cũng vậy, với quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng” thì người phụ nữ sau khi đi lấy chồng phải theo gia đình chồng và hầu như họ mất hẳn tên gọi của mình mà gắn vào đó là việc dùng chính tên gọi của chồng để thay thế cho tên gọi của mình.

Lúc này người phụ nữ lấy tên chồng, tước vị của chồng để gọi cho chính mình. Hay có thể nói người phụ nữ được hưởng danh hiệu của chồng. Ví dụ như người chồng đỗ trạng nguyên thì người vợ cũng được gọi là bà trạng:

Nghe tin quan trạng đã về, hai đứa đã dèm pha lẫn nhau ngay từ khi ở nhà. Đứa nào cũng muốn thay thế em làm bà trạng. [45]

Hay khi người đàn ông bị gắn tên mình với một đặc điểm cơ thể nào đấy thì người phụ nữ (người vợ) cũng bị gọi với đặc điểm ấy theo người chồng:

Vừa lúc đó vợ Lùn ở trong nhà đi ra, tên nhà giàu nhìn thấy thì quả thật đó là một người đàn bà xinh đẹp nhất trần gian. [35]

Người phụ nữ lúc này dù không muốn nhưng vẫn luôn bị gọi theo tên hiệu của người chồng:

Ở làng bên có một anh chàng ngốc, ngốc lắm nên dân làng đặt cho anh ta cái tên là Ngốc, thế mà Ngốc cũng lấy được vợ, vợ Ngốc xinh đẹp lại còn thông minh nữa. [52]

Với tập quán dán nhãn cho phụ nữ đã có chồng hoặc còn độc thân cũng phục vụ những mục đích hết sức KTGT. Giữa sự biểu đạt phụ nữ như là những đối tượng của tình dục và quyền sở hữu của nam giới đối với những người phụ nữ đã tồn tại những cảm giác căng thẳng, đồng thời điều đó đã được giải quyết bằng một phương tiện hiể ngôn và hiển thị nhất, đó là việc xác định rõ tình trạng đã có chồng của phụ nữ. Lí giải về hiện tượng này, Spender (1980 : 27) cho rằng:

Đàn bà không sở hữu đàn ông, và vì rằng đàn ông có nhiều lĩnh vực hoạt động bên ngoài lĩnh vực hoạt động tình dục theo một trật tự phụ hệ cho nên việc làm cho dễ thấy tình trạng hôn nhân của người đàn ông là không cần thiết. Ngược lại, việc làm như vậy có thể sẽ cản trở hơn là hỗ trợ cho những hoạt động của đàn ông trên đời, và việc thể hiện một cách rạch ròi tình trạng hôn nhân của phụ nữ trong các nhã, danh hiệu như đã trình bày tạo nên một ấn tượng đó là phụ nữ đã có chồng chỉ là vật sở hữu của chồng và là phụ nữ không có bản sắc ngôn ngữ riêng để nhận biết sau khi kết hôn. Vì thế với tư cách là một đề xuất

mang tính loogic, việc làm đó (việc làm rõ tình trạng hôn nhân của đàn ông) chưa bao giờ xuất hiện. (Dẫn theo[6])

Tương tự, việc gắn danh hiệu cho người phụ nữ đã có chồng - một biểu hiện của KTGT cũng được thể hiện rất rõ trong văn hóa của người Anh và cả những nền văn hóa châu Âu khác. Trong tiếng Anh, những nhã hiệu phổ biến chỉ phụ nữ đã đánh dấu tình trạng hôn nhân của người phụ nữ đó là : Nếu người phụ nữ đã có chồng hoặc được xem như là đã đến tuổi có chồng thì người phụ nữ ấy sẽ được gọi là Madame trong tiếng Pháp, Frau trong tiếng Đức, và trong tiếng Anh thông thường đó là từ Miss.

Tuy nhiên, về sự KTGT trong các danh hiệu, so với tiếng Việt và tiếng Anh thì nhiều ngôn ngữ khác lại có sự dị biệt. Đói với những ngôn ngữ không đánh dấu về giới trong những nhã hiệu thì sự KTGT được thể hiện ở việc không cân xứng đối với các tù tôn xưng ở nam và nữ giới. Tiếng Nhật là một trong nhiều ví dụ. Takahashi (1991) đưa ra nhận xét cho rằng : ba danh hiệu tôn xưng chủ yếu trong tiếng Nhật đó là – san, sama–shi không đánh dấu về giới mà là đánh dấu về cấp độ lịch sự, trang trọng và địa vị xã hội. Tác giả này đã chỉ ra việc sử dụng thiếu cân đối những danh hiệu tôn xưng đó để chỉ nam giới và nữ giới có địa vị xã hội ngang bằng. Chẳng hạn, khi những người tham gia hội thảo trong một cuộc thảo luận được giới thiệu trên giấy thì khả năng lớn xảy ra là những tên nam được thêm đuôi – shi, còn những tên nữ lại được thêm đuôi –san, mặc dù địa vị xã hội của nữ giới là ngang bằng thậm chí còn cao hơn cả nam giới(Takahashi 1991 : 290).

Trong nhiều ngôn ngữ hệ Xlavơ thì tình trạng hôn nhân của nữ giới chủ yếu được đánh dấu thông qua những hậu tố phái sinh đi liền với họ của nam giới. Tiếng Ba Lan có duy nhất một nhã hiệu chỉ nữ giới đó là Pani (Pan chỉ nam giới), nhưng tình trạng hôn nhân của phụ nữ thường được miêu tả thông qua những hậu tố như: -owa (bà đã có chồng) và oswwna (chị/ cô chưa có chồng) gắn liền với họ của nam giới. Trong tiếng Anh, về mặt ý nghĩa cũng có hiện tượng tương tự: trong Mrs Brown (bà Brown) thì Brown là họ của chồng người phụ nữ được gọi như vậy.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự ktgt trong truyện cổ tích việt nam (Trang 43 - 45)