Sự KTGT và cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự ktgt trong truyện cổ tích việt nam (Trang 45 - 47)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

2.2.3.Sự KTGT và cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới

Tính thiếu cân xứng và tính bất khả giao hoán cũng là đặc điểm đặc trưng trong cách xưng hô với nhau giữa nam giới và nữ giới.do quan hệ giữa các giới được đánh dấu bằng những sự khác nhau về quyền lực và địa vị xã hội và các cách xưng hô chính là sự hiện thực hóa bằn ngôn ngữ các quan hệ xã hội nên những sự khác nhau ấy được phản ánh trong những cách xưng hô. Nói một cách

đơn giản, cách xưng hô cũng phản ánh sự KTGT vốn có sẵn trong các quan hệ xã hội. Một số tác giả còn cho rằng sự tồn tại của những cách xưng hô ấy đã cản trở sự thay đổi về quan hệ quyền lực.

Trong tiếng Việt, các đại từ nhân xưng đều có nguồn gốc từ danh từ, đó là các từ chỉ quan hệ gia đình. Ví dụ, em với tư cách là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai vốn có nguồn gốc từ danh từ chỉ người cùng bậc nhưng đứng sau trong quan hệ tôn ti gia tộc. Tương tự như vậy, cháu có nguồn gốc từ danh từ chỉ người cùng bậc nhưng không phải là con trong tôn ti đó. Em hoặc cháu có thể là nam hoặc cũng có thể là nữ. với tư cách là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai có nguồn gốc từ danh từ chỉ người phụ nữ có quan hệ trên một bậc nhưng đứng sau hàng bố. Trong thực tế em, cháu, cô đều được sử dụng làm từ tôn xưng trong xã hội tùy theo lứa tuổi và mức độ tình cảm. Cô khi được sử dụng cùng cặp với cháu được xem như ngang hàng tuổi tác với chú hoặc bố. Trong những tình huống ở nơi làm việc những người đàn ông có địa vị cao thường xưng hô với nữ nhân viên của mình bằng cặp đại từ anh - em, tôi - cô,v v… Tùy theo độ chênh lệch về tuổi tác của hộ đối cới những người này. Trường hợp dùng những từ xưng hô âu yếm như đối với người tình hoặc đối với vợ là rất hiếm, không mang tính phổ quát. Nếu có chăng thì chỉ là những hoàn cảnh đặc biệt như bông đùa hoặc trong tình huống làm việc và không có tính chính thức. Có thể nói do đặc thù của tiếng Việt nên cách xưng hô chủ yếu dựa trên tuổi tác và quan hệ tình cảm mà tính KTGT ít biểu lộ trong lĩnh vực này của ngôn ngữ.

Trong truyện cổ tích điều này cũng được bộc lộ rõ. Mặc dù người phụ nữ hơn tuổi nhưng ở địa vị xã hội thấp hơn, hay chỉ đơn giản là nghèo hơn người đàn ông, đã có sự KTGT ngay trong cách xưng hô giữa những người này. Ví dụ, mặc dù đã lớn tuổi nhưng người phụ nữ vẫn phải chịu nhận sự thua thiệt trong cách xưng hô về mình, đó là người đàn ông xưng là ta còn gọi người phụ nữ là mụ:

Nếu thằng Sọ Dừa nó kiếm được đủ các thứ ấy thì mụ sang đây nói cho ta biết. [45]

Tuy nhiên trong những tình huống khác như gia đình hoặc sinh hoạt hàng ngày thì nhiều khi anh và em thực sự không thể hiện sự bình đẳng nam nữ. Trong quan hệ tình cảm như giữa những người có cảm tình với nhau, yêu nhau hoặc giữa vợ chồng thì không kể tuổi tác em thường được dùng cho nữ giới và anh cho nam giới. Đặc biệt trong quan hệ vợ chồng, loại quan hệ tình cảm ở bậc cao, ngay cả khi hơn tuổi chồng nhưng người phụ nữ vẫn gọi chồng bằng: anh

và xưng: em và đồng thời người chồng cũng xưng: anh và gọi vợ mình bằng:

tiềm thức của người Việt, họ luôn gắn cho mình một quan niệm đó là thuyền theo lái, gái theo chồng và người con gái trong xã hội ấy phải đảm bảo được bốn yếu tố : Công, dung, ngôn, hạnh. Thế nên khi bước chân theo chồng, với bổn phận phải nâng khăn sửa túi cho nên tất cả mọi cử chỉ, hành động của người con gái đều phải đảm báo được tính khuôn phép, chuẩn mực nhất định mà xã hội đã đặt ra.

Thế nên trong cách xưng hô của mình đối với chồng thì người phụ nữ luôn phải xưng hô làm sao cho đúng chừng mực, đảm bảo sự lễ phép của người vợ đối với người chồng. Dù có hơn tuổi nhưng vẫn phải gọi chồng mình là anh. Cách xưng hô như vậy đã phản ánh văn hóa dân tộc, phản ánh sự yêu thương tới mức tôn trọng của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng và sự yêu thương mang tính bao dung, đùm bọc của nam giới đối với vợ. Song, nhìn theo góc độ ngôn ngữ bình đẳng nam nữ thì anh như đã nói ở trên là đứng trước em trong tôn ti trật tự gia đình người Việt, và như vậy vẫn phản ánh một màu sắc thiên về nam trong ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự ktgt trong truyện cổ tích việt nam (Trang 45 - 47)