Thuyết minh quy trình:

Một phần của tài liệu phương pháp và kết quả trích ly gamma oryzanol từ cám gạo (Trang 36 - 43)

 Sấy:

- Mục đích: nhằm giảm độ ẩm của cám gạo <5%, tạo điều kiện cho dung môi tiếp xúc và trao đổi tốt nhất với bột cám.

- Tiến hành: Chia bột cám gạo thành nhiều mẻ sấy, trải đều lên một tấm bìa

carton, sấy ở 60oC trong 2 giờ, cứ 30 phút đảo cám một lần cho nhiệt tiếp xúc

đều.

Hình 2. . Tủ sấy

 Trích ly:

- Mục đích: Tách các thành phần mong muốn ra khỏi cám gạo nhờ dung môi hòa tan, ở đây để tách GammaOryzanol ta dùng 2 loại dung môi cơ bản là hexane và ethanol.

- Tiến hành: Dùng 2 phươngpháp chiết là Soxhlet và siêu âm:

Mẫu 1:Chiết Soxhlet: 200g cám gạo chiết trong 1000ml hexane (lần 1 túi 45g, lần 2 túi 60g, lần 3 túi 50g, lần 4 túi 45g) (mỗi túi chiết 8 giờ tại nhiệt độ khoảng 70oC)

Mẫu 2: Chiết Soxhlet: 100g cám gạo chiết trong 1000ml ethanol (lần 1 túi 50g, lần 2 túi 50g) (mỗi túi chiết 8 giờ tại nhiệt độ khoảng 80oC).

Mẫu 3:Siêu âm: 100g cám gạo chiết trong 2000ml ethanol (chia làm 2 mẻ, 1 mẻ 50g cám gạo chiết kiệt với 3 lần, lần 1 chiết với 500ml trong 30 phút, lần 2 chiết với 250ml trong 30 phút và lần cuối là 250ml trong 30 phút) tại 50oC.

Mẫu 4: Siêu âm: 100g cám gạo chiết trong 2000ml hexane (chia làm 2 mẻ, 1 mẻ 50g cám gạo chiết kiệt với 3 lần, lần 1 chiết với 500ml trong 30 phút, lần 2 chiết với 250ml trong 30 phút và lần cuối là 250ml trong 30 phút) tại 50oC.

Hình 2. . Máy siêu âm

 Lọc:

- Mục đích: loại bỏ phần cặn, phần bã rắn lẫn trong dung môi sau quá trình trích ly.

- Thực hiện: dùng bơm chân không và giấy lọc để tách cặn trong dung dịch trích ly.

Hình 2. . Máy lọc chân không

 Cô quay:

- Mục đích: Loại bỏ dung môi thu dầu cám gạo.

- Thực hiện: Dùng máy cô quay chân không để hạ nhiệt độ sôi dung môi, tăng nhanh quá trình bay hơi, đối với hexan là 60oC và ethanol là 70oC

- Kết quả:

• Mẫu 1: Sau khi cô quay thu được 46.59 g dầu cám gạo.

• Mẫu 2: Sau khi cô quay thu được 29.38g dầu cám gạo.

• Mẫu 3: Sau khi cô quay thu được 17.21g dầu cám gạo.

• Mẫu 4: Sau khi cô quay thu được 16,7g dầu cám gạo.

 Chạy cột silica:

- Mục đích: dựa vào độ phân cực của các chất và dung môi pha động để tách sản phẩm ra khỏi lipid.

- Tiến hành:

• Sử dụng cột 3x70 cm, cân 40g bột silica (Charlau, cỡ hạt: 004-0.06mm, 230-

400 mesh ASTM) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Ngâm bột silica trong 100ml hệ dung môi hexan: ethyl acetate (9:1) trong 10

phút, khuấy đều và nhồi vào cột.

• Hòa mẫu với 10ml hexane:ethyl acetate (9:1) đổ vào cột (sau khi mực dung

môi trong cột bằng với chiều cao lớp silica), tiến hànhcho 100ml hexane:ethyl acetate vào cột và hứng sản phẩm hệ (9:1), khi lượng dung môi (9:1) cách mặt silica 5cm tiến hành tăng dần độ phân cực bằng cách cho từ từ 30ml hexane:ethyl acetate (7:3) vào cột, sau khi dung môi xấp xỉ mặt silica tiến hành cho hexane:ethyl acetate (7:3) vào cột và thu sản phẩm hệ (7:3), chạy hệ (7:3) cho đến khi chấm bản mỏng không thấy xuất hiện vệt oryzanol thì dừng thí nghiệm tiến hành rửa cột bằng hệ dung môi hexane:ethyl acetate (1:1). - Kết quả: Đối với sản phẩm hệ (9:1) và (1:1) sau khi chạy bản mỏng không

thấy vết đặc trưng của GO; hệ (7:3) xuất hiện vết GO nhưng kèm theo 2 vết lạ phía trên.Sản phẩm sau khi chạy cột (7:3) đem cô dung môi, thu sản phẩm dầu GO thô.

Hình 2.. Chạy cột silica

Hình 2.. Các mẫu thu được sau khi chạy cột silica.

 Kết tinh:

- Mục đích: Làm kết tủa sản phẩm dưới nhiệt độ thấp trong acetone để thu được phần rắn có độ phân cực thấp.

- Tiến hành: HoàdầuGOthô ở trên vào dung dịch acetone ( tỉ lệ 1:10) bỏ vào tủ lạnh ở nhiệt độ -4oC trong 12 giờ.

- Kết quả: Xuất hiện tủa trong lòng dung môi acetone. Sau khi lọc thu được 1 lớp bột trắng vàng trên mặt giấy lọc.Sau khi chạy bản mỏng xuất hiện 2 trường hợp: mẫu 1,4khống thấy vết đặc trưng GO;mẫu 2,3 xuất hiện vết GO. Tuy nhiên, vết này vẫn còn tồn tại trong dung dich acetone.

• Tiếp tục quá trình kết tinh mới:

- Mục đích: tiếp tục kết tinh phần dung dịch còn lại để thu kết tủa rắn có độ phân cực trung bình (GO).

- Tiến hành: Hòa thêm dung dịch methanol vào acetone tỉ lệ 3:1 và tiến hành làm lạnh ở -4oC trong 12 giờ.

- Kết quả:Xuất hiện kết tủa vàng, đem sấy và cân thu được. Saukhi chấm bản mỏng thì cho vết trùng với vết đặc trưng của GO chuẩn (cả 4 mẫu).

Hình 2.. Mẫu GO sau khi lọc khỏi Methanol: Acetone (3:1)

 Sấy:

- Mục đích: làm khô sản phẩm Gamma-Oryzanol, bay hơi dung môi còn lẫn trong sản phẩm.

- Tiến hành: Cho tờ giấy lọc có sản phẩm vào 1 đĩa thủy tinh, phủ lên một lớp

khăn giấy ngăn bụi rồi đặt vào trong tủ sấy chân không ở nhiệt độ 60oC,

P=760mmHg trong 2 giờ.

- Kết quả: Thu được sản phẩm Gamma-Oryzanol dạng bột.

Một phần của tài liệu phương pháp và kết quả trích ly gamma oryzanol từ cám gạo (Trang 36 - 43)