Kỹ thuật chiết rắn-lỏng:

Một phần của tài liệu phương pháp và kết quả trích ly gamma oryzanol từ cám gạo (Trang 29 - 33)

1.7.2.1. Phương pháp chiết ngấm kiệt (Percolation):

Phương pháp được sử dụng phổ biến vì không đòi hỏi thiết bị tốn kém phức tạp.

Hiệu quả của phương pháp: so sánh với phương pháp ngâm dầm, phương pháp này đòi hỏi thiết bị phức tạp hơn một chút nhưng hiệu quả lại cao hơn và ít mất công hơn, vì đây là quá trình chiết liên tục, dung môi trong bình ngấm kiệt đã bão hòa mẫu chất sẽ được liên tục thay thế bằng dung môi tinh khiết.

Hình 1. . Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (Percolation)

1.7.2.2. Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration):

Kỹ thuật ngâm dầm cũng tương tự như kỹ thuật chiết ngấm kiệt nhưng không đòi hỏi thiết bị phức tạp, vì thế có thể dễ dàng thao tác với một lượng lớn mẫu. Ngâm bột mẫu trong một bình chứa bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ, bình có nắp đậy. Tránh sử dụng bình bằng nhựa vì dung môi hữu cơ có thể hòa tan một ít nhựa, gây nhầm lẫn với mẫu trích ly.

Dung môi sau khi sử dụng có thể thu hồi cho các lần chiết sau.

1.7.2.3. Kỹ thuật chiết bằng máy chiết Soxhlet:

Máy có bán sẵn với nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, từ bình cầu 250ml đến 15 lít.

- Tiết kiệm được dung môi, chỉ một lượng ít dung môi mà chiết kiệt được mẫu.

- Không phải tốn công lọc và châm dung môi mới như các kỹ thuật khác. Chỉ

cần cắm điện, điều chỉnh nhiệt độ, mở nước sinh hàn là máy sẽ tự thực hiện sự chiết.

- Chiết kiệt hợp chất trong mẫu vì dung môi chiết luôn là dung môi tinh khiết.

 Nhược điểm của kỹ thuật:

- Kích thước của máy Soxhlet làm giới hạn lượng mẫu chiết. Với loại máy lớn

nhất với dung tích 15 lít có thể chứa 10 lít dung môi và tối đa 800g bột mẫu. Với các máy nhỏ hơn chỉ chứa được vài trăm gam bột mẫu mỗi lần, muốn chiết lượng lớn mẫu phải lặp lại nhiều lần.

Hình 1. . Chiết bằng máy Soxhlet.

1.7.2.4. Kỹ thuật chiết bằng máy chiết Kumagawa:

Sử dụng máy chiết Kumagawa với thiết bị, nguyên tắc giống như máy chiết Soxhlet, chỉ khác là túi đặt bột cây được đặt gần nguồn nhiệt hơn.

 Ưu nhược điểm: Do chiết nóng nên khả năng hoà tan của dung môi được gia

tăng, có thể hòa tan tốt các hợp chất rất phân cực. Tuy vậy, bột mẫu luôn được ngâm trong dung môi nóng nên các hợp chất kém bền nhiệt có thể bị hư hại.

1.7.2.5. Kỹ thuật chiết bằng lôi cuốn theo hơi nước:

Kỹ thuật đặc trưng để chiết ra khỏi mẫu các hợp chất có tính chất bay hơi được như tinh dầu…

Hình 1. . Chiết bằng lôi cuốn hơi nước.

1.7.2.6. Kỹ thuật chiết bằng máy siêu âm:

Kỹ thuật này rút ngắn thời gian trích ly bằng sử dụng sóng siêu âm đánh tan các cấu tử trong mẫu, tao điều kiện tiếp xúc trực tiếp dung môi, máy có thể thiết lập nhiệt độ, thời gian cũng như cường độ sóng siêu âm, trích ly được một lương mẫu tương đối lớn, tùy vào thể tích thiết bị.

Hình 1.. Chiết bằng máy siêu âm

1.7.2.7. Chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn:

Tuy đã được biết đến cách đây rất lâu (1879) nhưng mãi đến thập niên 1980, phương pháp chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn mới được ứng dụng trong kỹ thuật để chiết các hợp chất thiên nhiên ra khỏi thực vật như tinh dầu cà phê, trà, gia vị,…

So với các kỹ thuật chiết cổ điển như rắn-lỏng với dung môi hoặc chiết bằng lôi cuốn hơi nước thì phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn, như sử dụng ít dung môi, có tính chọn lọc cao các loại hợp chất cần chiết tách, chất chiết được tương đối sạch, ít làm hư hại chất cần chiết và nhất là thân thiện với môi trường, tuy nhiên do đòi hỏi thiết bị hiện đại nên phương pháp này chưa được phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu phương pháp và kết quả trích ly gamma oryzanol từ cám gạo (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w