Dung môi: dùng các loại dung môi hữu cơ có độ thẩm điện môi gần bằng độ thẩm điện môi của dầu. Độ thẩm điện môi của các loại dầu thực vật trong khoảng 3.0-3.2.
Yêu cầu của dung môi:
• Thành phần đồng nhất, có độ tinh sạch cao.
• Nhanh chóng hòa tan dầu và hỗn hợp với dầu theo bất kỳ tỉ lệ nào.
• Độ nhớt thấp.
• Ẩn nhiệt hóa hơi thấp, tốn ít năng lượng để hóa hơi.
• Không hòa tan các chất lạ trong nguyên liệu ngoài dầu, trung tính với nguyên
liệu.
• Không ăn mòn thiết bị, không gây ngộ độc cho người, không gây mùi cho sản
phẩm.
• Giá thành thấp.
Các dung môi thường dùng:
1.6.4.1. Hexane:
Nhiệt độ sôi khoảng 69oC Ưu điểm:
- Trích ly dầu triệt để.
- Nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi dung môi.
- Dễ thu hồi và tái sử dụng dung môi.
- Ít gây độc hại với sức khỏe con người.
- Giá thành tương đối rẻ.
Nhược điểm:
- Dễ cháy nổ nên phải có trang máy móc thiết bị phù hợp.
1.6.4.2. Heptane:
Nhiệt độ sôi khoảng 88-89oC, thường dung để trích ly dầu hạt cải (vì
dầu hạt cải không hòa tan ở điều kiện thường)
Nhược điểm:tốn nhiều năng lượng để chưng cất dung môi ra khỏi dầu
1.6.4.3. Propane:
Nhiệt độ sôi tại áp suất khí quyển là thấp (khoảng -42oC) do đó dùng
dưới dạng khí nén.
• Giá thành khá rẻ.
• Không tạo ra chất độc.
1.6.4.4. Pentane:
Nhiệt độ sôi khoảng 55-60oC, dễ tách dung môi ra khỏi dầu, không ô
nhiễm môi trường.
1.6.4.5. Dung môi chứa Halogen:
Thường dùng là tricloroetylene, hiện nay không dùng trong công nghiệp nữa do có thể tác dụng với các hợp chất chứa S trong nguyên liệu tạo hợp chất mà gia súc không tiêu hóa được.
1.6.4.6. Nước:
Là dung môi rẻ tiền, do trích ly còn sót nhiều dầu và nhiệt độ bay hơi cao nên tốn nhiều năng lượng làm khô sản phẩm, thường dùng để trích ly sữa dừa.
1.6.4.7. Enzyme:
Bổ sung vào nước, thường dùng là các enzyme phá hủy thành tế bào như cellulase, hemicellulase, glucanase…Dầu tách nổi trên bề mặt, nước ở giữa, bã ở đáy. Có thể dùng bể lắng hay ly tâm để tách dầu thô. Tuy dầu thu được là tinh sạch nhưng giá thành enzyme đắt nên chưa áp dụng công nghiệp.
1.6.4.8. Acetone:
- Rẻ tiền, phù hợp với trích ly dầu.
- Có thể hòa tan được gossypol (độc tố trong hạt bông), afla toxin (độc tố hạt
mốc) để sử dụng bã khô dầu.
- Không hòa tan phospholipid (tạp chất).
- Có thể dùng acetone để định tính phospholipid.
- Nhược điểm: tạo màu tối cho dầu và mùi trên bã.
1.6.4.9. Alcohols:
Thường dùng methanol, ethanol, iso propanol Ưu điểm:
• Không gây ô nhiễm.
• Có khả năng hòa tan gossypol, afla toxin.
• Giá thành tương đối rẻ.
Nhược điểm:
• Nhiệt độ thường không hòa tan dầu, phải thực hiện ở nhiệt độ cao.
• Rượu tạo hỗn hợp đẳng phí với nước nên khó khăn khi tách nước ra khỏi rượu
nên khó thu hồi và tái sử dụng.
Hiện nay alcohols ít sử dụng trong công nghiệp.
1.7. Các kỹ thuật chiết tách hợp chất:
1.7.1. Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng (liquid-liquid extraction):
Nguyên tắc của quá trình chiết là dung môi không phân cực (thí dụ eter dầu hỏa…) sẽ hòa tan tốt các hợp chất không phân cực (thí dụ các alcol béo, ester béo….), dung môi phân cực trung bình (thí dụ dietyl eter, chloroform…) hòa tan tốt các hợp chất có tính phân cực trung bình (các hợp chất có chứa eter -O-, aldehyt -CH=O, -CO-, ester -COO-…) và dung môi phân cực mạnh (thí dụ methanol) hòa tan tốt các hợp chất có tính phân cực mạnh (các hợp chất có chứa nhóm -OH, -COOH-…)
Chiết lỏng-lỏng thường dùng bình lóng, tách các chất trong pha lỏng này bằng pha hữu cơ khác dựa vào độ phân cực khác nhau.
Nhược điểm: Do phải lắc bình lóng nhiều lần nên ở những lần chiết sau, dung môi trong bình lắng tạo nhũ tương, gây cản trở tách pha thành hai lớp. Để khắc phục nhược điểm này có thể dùng phương pháp trích ly pha rắn.
Hình 1. . Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng (Partition)