Cốt cách, tiết tháo và sự an nhiên của người quân tử:

Một phần của tài liệu một số vấn đề về tiểu loại, bố cục, cú pháp, gieo vần trong phú lí tử tấn (Trang 90 - 96)

2. Thực từ và một số vấn đề về nội dung phú Tử Tấn

2.2.2Cốt cách, tiết tháo và sự an nhiên của người quân tử:

Trở lên, chúng tôi đã bàn đến tư tưởng nhân nghĩa, tấm lòng, hoài bão của Tử Tấn đối với đất nước và các bậc thánh nhân, ở mục này, chúng tôi tìm hiểu chí hướng, khí phách của kẻ trượng phu được bàn đến trong phú của ông, đó cũng là một nội dung nói chí, tỏ chí rất rõ nét. Ở những bài phú này, Lí Tử Tấn dường như có chiều hứng thú khi bàn về cốt cách của kẻ sĩ đại phu trong thời thịnh.Tảo mai phú, Quảng cư phú, Trung lưu để trụ phú, Hiệt củ phú... đều là những bài phú nghị luận triết lí về người quân tử. Tiết tháo của kẻ sĩ mà Lí Tấn muốn hướng tới nằm ở những vấn đề Nhân, Chí, Dũng, Hằng tâm.... Nhân ở trên đã được nói tới như một phương thức của kẻ cầm quyền muốn xây dựng quốc gia bền vững, an khang, nhân được nói tới ở đây lại là thuộc tính, phẩm chất bên trong tất yếu cần có của người quân tử trong hành xử, xuất thế:

Phù bất tri nhân ư nhân,群群群群群群 Vô vật bất hữu, 群群群群 Vô thời bất nhiên. 群群群群

(Nào có biết đạo nhân đối với người, - Không gì là không có- Không phút nào khác đâu.) (Quảng cư phú)

Theo ông, nếu giữ được đạo nhân thì điên bái, tháo thứ (vất vả, cần lao) cũng nhờ đó mà được chu toàn:

Điên bái tất ư thị, nhi phất li, 群群群群群群群群 Tháo thứ tất ư thị, nhi chu toàn. 群群群群群群群群

(Gặp phải hoạn nạn, ngả nghiêng, mà chẳng xa rời (đạo nhân) Lúc vội vàng, phiêu bạt, vẫn chu toàn (đạo nhân))

Câu phú này dẫn nguyên ý tứ trong Luận ngữ (Khổng Tử): “Quân tử khứ

thị. Điên bái tất ư thị.” (Người quân tử xa rời đạo nhân làm sao có thể xứng với

danh được? Người quân tử không bao giờ xa rời đạo nhân dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn. Dù cho ở hoàn cảnh nghiêng ngả khốn cùng, phải phiêu bạt nơi đất khách quê người cũng không bao giờ xa rời đạo nhân) (Luận ngữ, thiên IV Lí nhân). Rõ ràng Lí Tấn thấm nhuần tư tưởng đạo nhân làm nên cội rễ

nhân cách của người quân tử, kẻ sĩ đại phu mà biết ở vào đạo nhân, lấy trí, lấy tín làm liếp, làm rào, lấy lễ lấy nghĩa làm cửa, làm sân thì thực là ở rộng rãi thông thênh.

Để kẻ sĩ đạt đến chí nhân, túc nhân, Tử Tấn chủ trương khắc kỷ phục lễ, thi hành hiệt củ và coi đó là yếu đạo của đời sống. Tử Tấn dành hẳn một bài phú để cao đàm khoát luận về đạo hiệt củ (hiệt 群: ràng buộc, ước thúc lấy; củ 群: cái ê ke, chỉ phép tắc, chuẩn mực, hiệt củ chi đạo 群群群群 tức là giữ gìn và tuân theo các chuẩn mực đạo đức của Nho gia) (Hiệt củ phú), trong đó chú trọng duy trì tôn ti trật tự trong những mối ràng buộc của tam cương. Đạo nhân muốn vững bền phải có được hằng tâm, không nghiêng đổ, chịu khuất trước phú quý, công danh:

Ký vô ưu dĩ vô cụ, 群群群群群群 Diệc vô đảng dĩ vô thiên, 群群群群群群 Uy vũ truật hề bất năng khuất, 群群群群群群群 Phú quý dụ hề bất năng thiên. 群群群群群群群

(Không lo cũng không sợ - Chẳng đổ cũng chẳng nghiêng.- Uy vũ không chịu khuất,- Phú quý chẳng chuyển dời.) (Quảng cư phú)

Kẻ trượng phu quân tử phải có cái cốt cách của trụ thạch giữa dòng (Trung lưu để trụ phú), cái cao khiết của mai nở sớm (Tảo mai phú.) Trong hai bài phú

này, Tử Tấn tập trung ngợi ca cốt cách, khí phách khác thường, xuất loại bạt tuỵ (vượt lên hẳn những thứ thường tình), sự lẫm liệt tiên phong của người quân tử thông qua hai hình ảnh biểu trưng là thụ thạch giữa dòng và cây mai, loài cây này vốn là một ước lệ quen thuộc trong văn học trung đại khi nói về khí tiết của kẻ trượng phu, còn hình ảnh mỏm đá trơ trọi giữa dòng có lẽ là một ngẫu hứng,

tức cảnh nào đó nhân kỳ mục sở thị. Hai bài phú này đều thuộc loại vịnh vật, mượn lời miêu tả một sự vật nhỏ bé, cụ thể nhưng bao giờ cũng hướng tới triết lí, nghị luận về một vấn đề có ý nghĩa phổ quát, to lớn.

Bàn về cốt cách của kẻ trượng phu, Tử Tấn còn ngợi ca cuộc sống du nhàn, coi công danh, phú quý cũng chỉ như áng mây nổi, trong Điếu đài phú, ông tâm

đắc với cái chí của người ẩn dật:

Bão canh vân điếu nguyệt chi tư, 群群群群群群群 Lạc chẩm thạch thấu tuyền chi chí, 群群群群群群群 Tệ lí hiên thường, 群群群群 Phù vân phú quý. 群群群群

(Giữ phong thái cày mây cùng câu trăng – Vui với chí gối trên đá và uống nước suối – Chân đi guốc gỗ, ăn mặc xoàng xĩnh- Coi phú quý như áng mây nổi.) (Điếu đài phú)

Theo ông, kẻ sĩ phải thấu hiểu lẽ tiến thoái ở đời, khi công đạt sự thành, tận trung báo quốc nên từ bỏ giàu sang danh vọng, tẩy sạch bụi trần, vui thú yên hà, đội nón lá mặc áo tơi (Thanh nhược lạp- Lục thoa y 群群群群群群), mua rượu ngon, hái rau vi trên núi, ca khúc hát “Tử chi”, ngâm câu thơ “thương lãng” (Cô

mỹ tửu- Thái sơn vi- Ca tử chi chi khúc- Vịnh thương lãng chi thi 群群群 群群群 群

群群群群 群群群群群)... Cái kỳ thú của ông là:

Hoặc yêu minh nguyệt dĩ đối chước,群群群群群群群 Hoặc ấp thanh phong dĩ ngu hi, 群群群群群群群 Mẫn tình thích ý, 群群群群 Vô thị vô phi. 群群群群

(Hoặc mời trăng sáng nâng chén- Hoặc rót gió lành vui thú- Mẫn tình thích ý- Chẳng cần thị phi)

Được như thế, phú quý cũng chẳng sánh bằng:

Tuy tam công chi quý, bất túc dĩ chuyển yên hà chi thú, Vạn chung chi phú, bất túc dĩ di tuyền thạch chi kỳ.

(Dẫu là cái sang của bậc tam công (công khanh đại phu) cũng chẳng đủ để chuyển cái thú của (cảnh) mây khói,- Cái giàu của bổng lộc hậu hĩ cũng chẳng đủ để rời cái kỳ của (cảnh) suối đá.) (Điếu đài phú)

Thực ra, niềm ham thích với núi cao sông dài của Lí Tử Tấn, thú ẩn dật của Lí Tử Tấn, thái độ an nhiên vui với đạo trời của Lí Tử Tấn hẳn không phải tâm lí ngơi nghỉ của kẻ trượng phu đã thoả chí tang bồng,có lẽ đó là hệ quả của tư tưởng cả một thời đại phức tạp mà tác giả đã sâu sắc thấu hiểu và thích nghi. Như trên dã trình bày, sau chiến thắng Lam Sơn lẫy lừng, những nhà nho chân chính, trong đó có Chuyết Am tiên sinh nêu cao khát vọng thực hiện lí tưởng tu, tề, trị, bình, những con đường hoạn lộ lại chẳng như họ mong mỏi, bởi phần đông tầng lớp quý tộc đã quay lại phản bội lợi ích của nhân dân, dân tộc, những người có tài đức, công lao lại bị sa vào tai hoạ và bị giết hại. Chính vì thế, những nhà nho chân chính ấy giờ đây lại mang trong lòng nỗi bất đắc chí, họ mong ước thoát vòng cương toả, được trở về với cảnh du nhàn. Trong thơ phú Lí Tử Tấn thường chứa đựng những suy tư triết lí khá độc đáo mang màu sắc Lão Trang. Chẳng hạn, trong bài thơ Tạp hứng, ông đã đưa ra quan niệm rằng kẻ có tài nhiều khi chết vì cái tài của mình ví như con chim trĩ bị chết vì bộ lông đẹp mà người ta chuộng, con rùa bị nướng để bói cát hung vì cái mai thiêng, còn kẻ bất tài thì lại “ngu si hưởng thái bình” ví như cây gỗ tạp thì không ai thèm cưa xẻ làm cột nhà, con trâu cụt đuôi thì không ai thèm đem thui để tế thần. Quan niệm này không khác biệt so với những gì Trang Tử đã bàn luận trong Tề vật luận (Nam hoa kinh- Trang Tử), và triết lí ấy có lẽ đúng trong xã hội phong kiến nói chung và chắc đã được ông thể nghiệm qua việc nhà Lê sát hại những người hiền. Triết lí ấy có lẽ chính là cơ sở cho tư tưởng nhàn dật trong phú Lí Tử Tấn, điều này đã được khẳng định ở thơ văn của ông:

Nhan, Mẫn nhất hà sấu, Chích, Cược nhát hà phì, Thi, Tường nhất hà diễm, Diệm, Mẫu nhất hà xú.

Tùng bách thiên niên thọ, Bồ liễu tiên thu phì, Đại tiểu tự bằng yến, Trường đoản các nga quy. Tiêu dao thiên địa gian, Sở hỷ thích hữu nghi, Vạn sự chỉ như thử, Nhân sinh hề phục nghi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nhan, Mẫn sao gầy thế?- Chích, Cược sao béo thế?- Nàng Thi, Tường sao đẹp thế?- Bà Diệm, Mẫu sao xấu thế?- Cây tùng, bách sống ngàn năm,- Cây bồ, liễu béo trước mùa thu- Lớn nhỏ là chim bằng, chim yến,- Dài ngắn khác nhau là con ngỗng, con rùa.- Tiêu dao trong khoảng trời đất- Mừng rằng thích nghi với hoàn cảnh- Muôn sự đều như thế- Đời người há chút nghi ngờ?)

Hiển nhiên, tác giả muốn nhấn mạnh đến sự an bài tất yếu của thế giới, mà cái mạnh của con người chính là hiểu biết lẽ đời và cái vui của con người là an nhiên thích nghi với hiện thực. Do đó, ông ca ngợi những người biết “vui với đạo, yên mệnh trời” (Lạc đạo an thiên mệnh) và với thái độ an nhiên như thế,

ông luôn tìm thấy lạc thú trong cuộc sống, vậy nên mới có những vần phú say sưa với núi cao sông dài, trăng thanh trời tỏ... ở trên.

Một cách tổng quát, phú Lí Tử Tấn dường như là sự hội tụ của hai dòng tư tưởng, tư tưởng của một nhà nho với khát vọng “biến mỹ tục ư Đường Ngu” và tư tưởng của một Đạo gia ưa thích triết lí tiêu dao, nội dung phú Lí Tử Tấn thể hiện mâu thuẫn của cả một thời đại với những biến chuyển lớn lao của dân tộc, song dòng tư tưởng Nho gia vẫn giữ vị trí chủ đạo trong sáng tác Lí Tử Tấn, làm nên những vần phú thấm đẫm chứa chan tinh thần yêu nước; ngược lại, những suy tư ưu du, nhàn dật và triết luận nhân sinh lại làm nên nét độc đáo trong phong cách thơ văn của ông.

Tiểu kết: Ở chương III, chúng tôi tập trung tìm hiểu từ ngữ trong phú Lí Tử Tấn, theo đó chia ra hai phần lớn là thực từ và hư từ. Phần đầu tìm hiểu sự

tham gia của các hư từ trong vai trò ngữ pháp, tình thái của chúng , chúng tôi nhận thấy Lí Tử Tấn đã sử dụng linh hoạt một số lượng lớn hư từ ở nhiều vị trí, chức năng khác nhau, khiến cho câu văn phú rất phong phú, mang nhiều sắc thái giọng điệu, phân biệt rõ rệt với thơ và phù hợp với lối triết luận mạch lạc khúc chiết của văn xuôi. Đối với thực từ, luận văn nhấn mạnh đến vai trò ngữ nghĩa của chúng, dựa vào những thống kê ở chương I, tập trung vào những từ có tần số xuất hiện cao, chúng tôi đã xem xét và đưa ra một số ý kiến về nội dung tư tưởng bao trùm trong phú chữ Hán của Lí Tử Tấn. Nổi bật hơn cả chính là tấm lòng yêu nước thiết tha của tiên sinh Chuyết Am với những biểu hiện phong phú của nó: lòng tự hào dân tộc sâu sắc, ca ngợi những chiến công vang dội của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, niềm mơ ước về thời đại thịnh trị, thái hoà...Ông bày tỏ cái chí, tiết tháo, lòng nhân nghĩa của người quân tử, đồng thời cũng thể hiện thái độ an nhiên vui với đạo, yên với mệnh trời, cái chí ẩn dật của kẻ thấu hiểu rõ những lẽ thị phi trong trời đất và biết cách thích nghi với nó. Nội dung phú của ông vừa mang tư tưởng chung của cả một thời đại, vừa có phong thái độc đáo riêng.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về tiểu loại, bố cục, cú pháp, gieo vần trong phú lí tử tấn (Trang 90 - 96)