Ngôn chí nội dung chủ đạo của phú Chuyết Am:

Một phần của tài liệu một số vấn đề về tiểu loại, bố cục, cú pháp, gieo vần trong phú lí tử tấn (Trang 82 - 84)

2. Thực từ và một số vấn đề về nội dung phú Tử Tấn

2.2Ngôn chí nội dung chủ đạo của phú Chuyết Am:

Nếu như cảm hứng ngợi ca tự hào là tình điệu cảm xúc dễ nhận thấy nhất xuyên suốt các tác phẩm phú Lí Tử Tấn, do tính phô bày khoa trương cũng như tính nóng bỏng thời sự của nó thì nội dung ngôn chí- tỏ chí, nói chí mới là điều cốt yếu chủ đạo trong toàn bộ khối lượng các bài phú của ông. Thuật ngữ ngôn chí mang một nội hàm ý nghĩa quá bao quát, chung chung, thường được nói tới như một khuynh hướng, một kiểu loại của các thể tài văn học trung đại, song vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là cái CHÍ của người quân tử, của bậc trượng phu nam tử mà Lí Tử Tấn trở đi trở lại rất nhiều lần trong tư tưởng sáng tác những tác phẩm của mình. Có thể khẳng định rằng những tư tưởng cốt yếu của Nho giáo đã chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nội dung phú Chuyết Am, điều này hoàn toàn có thể chứng minh bằng tiếp cận ngôn ngữ cũng như tìm hiểu văn chương trung đại trong mối liên hệ với sử học, triết học.

Lịch sử trung đại Việt Nam đã chứng kiến sự lên ngôi, suy thoái và thay thế của những hệ tư tưởng khác nhau trong vai trò, địa vị chính thống, buổi đầu của thời kỳ tự chủ dân tộc được ghi nhận là giai đoạn tam giáo đồng nguyên (Phật, Nho, Đạo), thời Lí, đạo Phật còn chiếm ưu thế, sau đó là sự lấn lướt, xâm thực của Nho (đời Trần) và cuối cùng, sang thế kỷ XV, thời Lê sơ, Nho học đã giữ vị trí độc tôn. Quy chiếu của hệ tư tưởng phong kiến phản ánh rõ nét trong văn học viết, quả vậy, văn học thế kỷ XV chủ yếu là do Nho sĩ sáng tác nên. Trong số non trăm rưỡi tác giả mà tác phẩm còn lưu truyền đến nay, trừ 3 ông vua là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Thánh Tông ra, thì đều là nho sĩ, mà bản thân 3 vị vua này cũng là những người học đạo Nho, chuộng đạo Nho. Nếu như văn học đời Trần còn phản ánh sự lấn lướt dần dần của đạo Nho đối với đạo Phật thì văn học đời Lê đã thể hiện sự thống trị của Nho học với tính cách là ý thức hệ chính thống của Nhà nước. Nho sĩ là tầng lớp lớn mạnh và lên ngôi, họ phấn khởi tìm thấy ở chế độ mới điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện lý tưởng tu, tề, trị, bình. Tuy nhiên ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học thời kỳ này có tính hai mặt rõ nét, một mặt, cốt lõi nhân bản của đạo Nho đem đến cho văn học những

tư tưởng sâu sắc, lớn lao, hào khí mạnh mẽ, nổi sổi; song mặt khác, khiến văn chương dễ sa vào những giáo điều cứng nhắc, không sát với yêu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân, gò bó trí sáng tạo và cảm hứng văn học, cảm hứng mỹ học. Tính hai mặt này thể hiện rất rõ trong các sáng tác phú của Lí Tử Tấn.

Điểm đáng chú ý đầu tiên trong những bài phú Tử Tấn là cách thức đặt tên cho tác phẩm, sở dĩ chúng tôi quan tâm đến tên gọi của chúng bởi những cái tên thường thể hiện chủ đề, đề tài, chí ít là sự gợi mở đối tượng, nội dung mà tác phẩm đó nói tới. Trong số 20 tên gọi được xem xét thì đã có tới một nửa trong đó mang đậm màu sắc tư tưởng Nho gia: Dưỡng chuyết phú (Ý nói đến tiết tháo thanh cao của kẻ sĩ), Đại bảo phú (Báu lớn, hàm ý về cái quan trọng cốt yếu của quốc gia), Quân chu phú (Thuyền vua, trong mối liên hệ với dân - nước), Văn

Vương hựu phú (Vườn Chu Văn Vương, một thiên trong sách Mạnh Tử nói về

thi hành chính đạo), Thọ vực phú (Hàm ý gửi gắm mơ ước về xã hội lí tưởng của nhà nho), Tịch trân phú (Ngọc trên chiếu, hàm ý bàn về vai trò của kẻ sĩ), Trung

lưu để trụ phú (Biểu trưng cho cốt cách, khí phách của kẻ trượng phu), Quảng cư phú (Bàn đến cái chí của kẻ sĩ), Hiệt củ phú (Hiệt củ là tên một chương trong

sách Đại học, bàn về nhân cách của nhà nho), Tảo mai phú (Mai cũng là một biểu tượng cho khí tiết trong sạch, lẫm liệt của nho gia). Như vậy, những cái tên, trực tiếp hay biểu trưng, gián tiếp đã đề cập đến những tư tưởng chủ đạo của nhà Nho, bởi chúng không hề xa lạ với những người học sách thánh hiền nơi cửa Khổng sân Trình, và đó cũng chính là đề tài chủ yếu được nói tới trong các tác phẩm phú Lí Tử Tấn. Trên thực tế thì phần thống kê ngôn ngữ của chúng tôi đã góp phần chủ yếu làm sáng tỏ những gợi mở từ việc xem xét tên của những tác phẩm này.

Chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát toàn bộ những tích, điển, chữ dùng trong sách Nho gia xuất hiện trong 20 đơn vị tác phẩm Tử Tấn, song xem xét danh mục những chữ có tần số sử dụng cao cũng đem lại những kết quả khá rành mạch, khả quan, theo đó, những chữ hàm chứa các phạm trù tư tưởng Nho giáo được lặp lại khá nhiều trong các tác phẩm, đó là những chữ sau:

- Danh từ: sự 群 (9 lần), tiết 群 (11 lần), vị 群 (11 lần), chu 群 (12 lần), danh 群 (14 lần), kinh 群 (14 lần), lễ 群 (14 lần), mệnh 群 (14 lần), văn 群 (14 lần),

vương 群 (16 lần), gia 群 (17 lần), bang 群 (9 lần), thần 群 (17 lần), hiền 群 (20 lần), nghĩa 群 (20 lần); đặc biệt, những chữ có tần số xuất hiện cao nhất hầu hết đều liên quan đến vấn đề ngôn chí: quân 群 (31 lần), đạo 群 (33 lần), dân 群 (58 lần), đức 群 (51 lần), nhân 群 (51 lần), nhân 群 (48 lần), tâm 群 (42 lần), thánh 群 (68 lần), thiên 群 (108 lần, trong đó phần nhiều phối hợp thành thiên mệnh, thiên

thánh, thiên ý... tức là nghĩa liên quan đến thiên mệnh- một phạm trù của Nho

giáo).

- Động từ: sử 群 (9 lần), xuất 群 (16 lần), trị 群 (19 lần), lạc 群 (14 lần). - Tính từ: chính 群 (23 lần).

Chú thích: Một số danh từ liệt kê ở trên trong một số trường hợp được sử dụng với nghĩa động từ: lễ, nghĩa, nhân, đức.

Dựa vào phần thống kê trên ta thấy Chuyết Am tiên sinh hầu như đã đề cập đến tất cả những vấn đề cốt lõi của Nho gia trong những tác phẩm của mình. Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi nhận thấy phú Lí Tấn chủ yếu cao đàm khoát luận theo những phương diện tư tưởng như sau:

Một phần của tài liệu một số vấn đề về tiểu loại, bố cục, cú pháp, gieo vần trong phú lí tử tấn (Trang 82 - 84)