1. Các tiểu loại phú được sử dụng: 1 Các cách phân loại phú chữ Hán:
3.2 Cú pháp phú Đường luật
Phú là loại “bán thi bán văn” nên cú pháp có chỗ phong phú, khác biệt so với các thể loại văn chương khác. Trong một bài phú thường có sự kết hợp giữa hai hình thức văn vần và văn xuôi, tức là cấu tạo bao gồm cả những câu có nhịp điệu, vần, đối xứng giống như thơ, và cả những câu dài hơi không giới hạn số lượng chữ và không chịu sự gò bó, câu thúc của quy tắc ngữ pháp. Về những câu văn xuôi thuần tuý, thật khó xếp loại chúng theo một số quy luật chung cứng nhắc, còn về những câu có vần nhịp trong phú, từ xưa người ta đã tổng kết và quy tụ chúng về những dạng câu chủ yếu, những lối đặt câu cơ bản của thể phú, thường được gọi là những câu đối phú. Câu đối phú được xây dựng trên cơ sở của sự đối xứng về thanh điệu giữa hai câu đi sánh đôi nhau, số chữ hai câu phải bằng nhau, theo vị trí thứ tự, chữ ở câu trên phải đối với chữ ở cùng một vị trí trong câu dưới theo hai tiêu chuẩn:
- Đối thanh (Về hình thức thanh điệu): Bằng phải đối với trắc và ngược lại, trắc đối với bằng.
- Đối ý (Về ngữ nghĩa của chữ): Ý nghĩa của chữ ở cùng một vị trí trong hai câu phải đối với nhau.
Câu đối trong phú Hán cùng với kiểu câu trong Sở từ chính là tiền thân của thể biền văn hay biền ngẫu, biền lệ thịnh hành sau này, tất nhiên, đối trong phú có thể lỏng hay chặt về thanh điệu, có thể ngược nghĩa hay gần nghĩa. Cách đối này chưa căn cứ vào từ loại vì tiếng Hán cũng như tiếng Việt là những ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết tính, không có hình thái nên có thể có những truờng hợp chuyển chức năng từ loại. Tuy nhiên, vẫn có nguyên tắc là thực từ đối với thực từ và hư từ đối với hư từ. Do thế đối xứng giữa hai câu như đã nói ở trên, người ta có thể dựa vào nghĩa của các chữ thuộc các vị trí khác nhau trong câu thứ nhất để luận ra và hiểu được nghĩa của các chữ ở các vị trí tương ứng trong câu thứ hai. Cũng vì vậy mà trong câu đối phú trật tự giữa các từ có thể xếp sắp khác với trật tự ngữ pháp thông thường của câu văn xuôi hay khẩu ngữ. Ở đây, câu văn nghe nhịp nhàng, đường bệ, bóng bẩy hơn, kiểu cách hơn.
Đối với phú, đặc biệt là phú Đường luật, tỉ lệ giữa những câu biền ngẫu và những câu văn xuôi bao giờ cũng nghiêng hẳn về phía các câu loại một. Câu đối phú tồn tại dưới dạng những thuật ngữ cú pháp quen thuộc: Tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, gối hạc… Trong lối Đường phú, một câu đối bao giờ cũng có hai vế, mỗi vế có thể có một hay nhiều đoạn khác nhau, theo đó, cách đặt câu tứ tự 群群 tức là đặt hai vế câu đối nhau trong đó mỗi vế có 4 chữ. Câu bát tự 群群 thì mỗi vế có tám chữ, chia làm hai đoạn bằng nhau, từng vế ngắt nhịp 4/4. Lối câu song quan 群 群 (hai cửa) theo những tài liệu chúng tôi được tiếp cận thì có hai cách hiểu:
- Thứ nhất, theo Dương Quảng Hàm (7; 128), song quan 群 群 là câu đối có hai vế, mỗi vế có từ 5 chữ trở lên, 9 chữ trở xuống đặt thành một đoạn liền
không ngắt nhịp giữa. Theo cách hiểu này thì câu đối mỗi vế 3 chữ là một biến thể rút gọn của lối câu song quan.
- Thứ hai, theo Phan Thế Roanh (34), song quan là các câu từ 3 chữ đến 9 chữ liền nhau thành một đoạn. Theo cách hiểu này thì câu tứ tự rõ ràng được xếp vào loại câu đối phú song quan.
Lối câu cách cú 群 群: Mỗi vế có hai đoạn, viết liên tiếp nhau thành câu 4 đoạn, hai đoạn đối nhau bị cách nhau bởi một đoạn, thành ra hai đoạn câu đối nhau có một đoạn xen vào giữa làm cách nhau ra nên gọi là câu cách cú. Theo như định nghĩa này thì câu bát tự 群 群 cũng là một dạng đặc biệt của câu cách cú. Những kiểu câu trên chính là những tiền thân của câu tứ lục hay biến thể tứ lục rất thịnh hành trong biền văn sau này.
Lối câu gối hạc hay hạc tất 群 群 là những câu mỗi vế có từ ba đoạn trở lên, đoạn giữa thường ngắn, xen vào hai đoạn kia như cái đầu gối ở giữa hai ống chân con hạc.
Những loại câu đối phú như trên đều tuân theo một số quy luật nhất định về bằng trắc, không chặt chẽ và phức tạp như luật thơ, bởi vì phép đối thanh trong phú chỉ kể đến chữ cuối vế trong trường hợp vế câu chỉ có một đoạn và nếu vế câu có từ hai đoạn trở lên thì luật bằng trắc áp dụng thêm với chữ cuối đoạn (còn gọi là chữ đậu câu). Nếu là câu song quan, tứ tự thì thông thường cuối vế trên là bằng, cuối vế dưới là trắc. Nếu là câu bát tự, cách cú, gối hạc, tức là những câu có nhiều đoạn, thì thường vế trên chữ cuối là bằng, chữ đậu câu trong vế đó là trắc; vế dưới chữ cuối là trắc, còn chữ đậu câu vế đó là thanh bằng.
Trong phần khảo sát, thống kê của mình, chúng tôi lựa chọn cách phân loại rộng nhất: xếp câu tứ tự vào một dạng của câu song quan, xếp câu bát tự vào một dạng của câu cách cú, như thế đối tượng khảo sát hướng về 4 loại câu cơ bản:
- Câu song quan - Câu cách cú - Câu gối hạc
- Những dạng câu khác (Câu văn xuôi và câu chuyển đoạn)
* Một số vấn đề khi khảo sát phân loại: Ở rất nhiều bài phú, chúng tôi gặp trường hợp xuất hiện 4 hoặc hơn những vế câu liên tiếp, cấu trúc câu có những điểm tương đồng, mỗi vế câu có 4 chữ, về mặt lý thuyết, hoàn toàn có thể xếp chúng thành 2 câu tứ tự (Một dạng song quan) hay một câu bát tự (Một dạng cách cú). Như vậy khi đó đặt ra vấn đề lựa chọn kiểu câu và căn cứ lựa chọn kiểu câu. Chúng tôi đã dựa vào những tiêu chí sau để phân tách hai loại câu này:
- Cách gieo vần: Trong lối Đường phú, thông thường vần được gieo ở cuối vế dưới, do vậy, nếu vế thứ hai hiệp vận với vế 4 thì có nhiều khả năng đó là câu tứ tự; nếu vế cuối (vế 4) mới thấy có sự hiệp vần với các câu ở vị trí trước và sau 4 vế đang khảo sát thì chúng tôi sẽ nghiêng về lựa chọn đây là một câu bát tự.
- Luật bằng trắc: Phổ biến trong phú Đường luật là lối đối thanh cuối vế trên là Bằng, cuối vế dưới là Trắc, chữ đậu câu thì có thanh điệu ngược với chữ cuối vế. Như thế, nếu 4 vế khảo sát làm thành hai câu tứ tự, luật B- T ứng với 4 chữ cuối vế sẽ như sau:
V1: B V2: T V3: B V4: T
V1: T, V2: B V3: B, V4: T
Đây cũng là một tiêu chí để phân biệt hai kiểu câu này.
- Tiêu chí ngữ nghĩa: Sự đối ứng về nghĩa giữa các vế câu là một căn cứ quan trọng để phân biệt, nếu vế 1 có sự đối lập hay gần gũi về nghĩa với vế 2, vế 3 có sự đối lập hay gần gũi về nghĩa với vế 4, 4 vế câu này sẽ xác lập 2 cặp câu song quan tứ tự. Nhưng nếu phép đối lại xảy ra giữa vế 1 và vế 3, vế 2 và vế 4 thì 4 vế câu lại làm thành một câu cách cú ngắt nhịp 4/4.
- Vị trí xuất hiện: Như đã biết, bố cục bài phú luật Đường chia làm nhiều phần khác nhau, trong mỗi phần hay trong một vần phú (với phú liên vận, phóng vận thì các câu hiệp theo một vần họp lại thành một vần phú) thì thường các câu song quan, tứ tự sẽ xuất hiện trước, rối tiếp đến là ít nhiều các câu cách cú, gối hạc. Khi cả 3 căn cứ trên chưa đủ vững chắc để xác định kiểu cú pháp cho những vế câu đó, có thể xem xét đến tiêu chí này.
Trên thực tế, không thể chỉ dựa vào một trong 4 tiêu chí trên, bởi những tác phẩm phú của Lí Tử Tấn mà chúng tôi tìm hiểu trong luận văn này có lẽ không phải là những bài phú luật Đường mẫu mực theo kiểu gò khuôn đúc chữ cả về thanh điệu B – T, cách gieo vần hay ngữ nghĩa. Do đó,phải căn cứ vào cả 4 tiêu chí để xác lập kiểu câu, đôi khi trong một vài trường hợp chúng tôi vẫn phải dùng đến sự lựa chọn cảm tính, song sự cá biệt đó hẳn không ảnh hưởng đến kết quả khảo sát thu được dưới đây:
Kiểu câu Song quan Cách cú Gối hạc Tổng số
Số lượng 334 92 40 476
Thống kê trên đây không bao gồm toàn bộ các kiểu cú pháp được sử dụng, ngoài 3 loại đã phân tích tần số như trên, còn có kiểu câu văn xuôi và các câu chuyển đoạn có số lượng ít hơn, chiếm tỉ lệ khoảng 4-5 % trên tổng số, loại này có cấu trúc cú pháp khá đa dạng sẽ được phân tích ở dưới.
Theo kết quả phân tích như trên, loại câu song quan chiếm tỉ lệ đa số (hơn 2/3 toàn bộ số lượng), do đó, đây là kiểu câu có vị trí quan trọng nhất trong cấu trúc một bài phú. Dưới đây là sự tìm hiểu, cụ thể hoá từng kiểu câu.