Sử dụng công cụ lãi suất để tăng cường quy mô nguồn vốn và điều chỉnh cơ cấu

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh phương lâm (Trang 66 - 71)

nguồn vốn

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động nguồn vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác...Trong thời gian vừa qua ngân hàng đã sử dụng thành công chính sách lãi suất (lãi suất danh nghĩa cao hơn chỉ số lạm phát) và thu hút một số vốn đáng kể vào ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách lãi suất để chống lạm phát chỉ là giải pháp tình thế vì nếu laĩ suất đầu vào quá cao sẽ làm cho ngân hàng không thể kinh doanh (cho vay) được. Do đó, cần phải sử dụng lãi suất hợp lý để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất- kinh doanh

Để mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng tài sản về lâu dài lãi suất phải được sử dụng linh hoạt để điều chỉnh cơ cấu, tăng cường qui mô huy động vốn. Tuỳ theo mức độ cạnh tranh trên từng địa bàn và trong phạm vi cho phép, ngân hànghuyện qui định lãi suất áp dụng cho phù hợp. Những ngân hàng cơ sở kinh doanh trên địa bàn không có hoặc ít sự cạnh tranh có thể áp dụng mức lãi suất huy động thấp hơn mức tối đa ở mức độ nhất định. Ngược lại, những địa bàn diễn ra sự cạnh tranh như thị xã, thị trấn thì cho phép các chi nhánh này áp dụng lãi suất cạnh tranh, có thể ở mức tối đa trên cơ sở tính toán đảm bảo tài chính.

Mặt khác cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn một cách hợp lý. Ngoại trừ tiền gửi giao dịch ít nhạy cảm với lãi suất, các nguồn vốn có kỳ hạn đều có những phản ứng nhanh nhạy với lãi suất. Với biểu lãi suất thay đổi từng thời kỳ có thể vận dụng mức lãi suất tối đa cho loại tiền gửi có kỳ hạn cần tăng tỷ trọng trong khi tiền gửi kỳ hạn khác không nhất thiết áp dụng mức tối đa nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn dài hơn có lãi suất cao hơn. Thông qua việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại tiền gửi, chúng ta có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản nhằm tạo cơ hội tăng doanh lợi.

Muốn tạo cơ hội tăng doanh lợi hoặc hạn chế rủi ro lãi suất trước tiên ngân hàng phải tiến hành phân tích cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn, dự báo xu hướng biến động của lãi suất để chủ động tạo ra khoảng cách giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất một cách thích hợp. Trường hợp kết quả dự báo chỉ ra rằng lãi suất có xu hướng giảm thì khoảng cách có lợi là nguồn vốn lớn hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất vì khi đó nguồn vốn có tính ngắn hạn hơn so với dư nợ cho vay, điều đó sẽ nới rộng khoảng cách chênh lệch lãi suất đầu ra so với đầu vào. Ngược lại, khi kết quả dự báo chỉ ra khả năng lãi suất sẽ tăng thì khoảng cách tích cực là tài sản lớn hơn nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên, việc dự báo xu hướng biến động của lãi suất là điều không hề dễ dàng nhưng chúng ta có thể dựa vào một số động thái: Như tỉ lệ lạm phát dự kiến, các chính sách của chính phủ về tài chính, tiền tệ nhằm mục tiêu nới lỏng hay thắt chặt quan hệ tài chính - tiền tệ, tốc độ tăng trưởng GDP v.v.. để đưa ra các quyết sách về huy động vốn. Nếu có những diễn biến trái ngược dự đoán cần điều chỉnh kịp thời cơ cấu nguồn vốn và dư nợ cho vay trong đó việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sẽ đem lại kết quả lớn hơn so với việc theo đuổi điều chỉnh cơ cấu dư nợ.

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nam

a. Cần điều chỉnh một số nội dung trong qui định về cơ chế khoán tài chính 166/QĐ -HĐQT-TCKTngày 6 tháng 6 năm 2005 liên quan đến nguồn vốn của các chi nhánh.

* Theo qui định, các khoản tạm ứng, tạm chi tính vào phần sử dụng vốn trong khi một số khoản phải trả không được tính vào nguồn vốn khi quyết toán vốn sử dụng của cấp trên trong công thức:

Thu phí sử dụng với cấp trên = (nguồn vốn huy động được sử dụng - sử dụng vốn) x tỷ lệ phí điều vốn.

Theo em, các khoản phải trả như: chuyển tiền phải trả cho khách hàng, phải trả cho cán bộ CNV và các quĩ chưa phân phối phải được tính vào phần nguồn vốn của chi nhánh.

* Văn bản 1066/NHNN-04 ngày 29/5/1999 của NHNo&PTNT Việt Nam về bổ sung phương pháp phân phối tiền lương, tiền thưởng, phạt cho các chỉ tiêu tăng trưởng qui định căn cứ số dư tại thời điểm 31/12 các năm để xét các chỉ tiêu thưởng phạt là không phù hợp mà nên lấy dư nợ, nguồn vốn bình quân năm vì nó phản ánh nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của đơn vị trong thế ổn định. Nếu chỉ căn cứ số dư cuối các năm sẽ phiến diện vì ngày 31/12 các năm chỉ mang tính thời điểm nên bao hàm nhiều yếu tố ngẫu nhiên, đột biến sẽ không có tác dụng khuyến khích duy trì sự ổn định của tài sản cũng như nguồn vốn từ công tác khen thưởng.

b. Có chính sách dịch vụ khách hàng phù hợp trong toàn hệ thống. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống nói chung của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT các tỉnh nói riêng Ngân hàng Nông nghiệp cần hoàn thiện chính sách dịch vụ khách hàng.

* Ngoài việc tạo điều kiện vật chất, công nghệ thông tin cho các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần sớm áp dụng các dịch vụ chiết khấu, cho phép khách hàng lĩnh tiền trước hạn với tỉ lệ chiết khấu hợp lý để tăng khả năng chuyển hoá thành tiền của các khoản tiền gửi có kỳ hạn hay các giấy tờ có giá: kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm , từ đó khách hàng an tâm gửi tiền kỳ hạn dài đáp ứng yêu cầu huy động vốn trung và dài hạn của toàn hệ thống.

* Bổ sung vào danh mục các giấy nợ loại kỳ phiếu trái phiếu chiết khấu với mệnh giá ấn định chẳng hạn 1 triệu, 5 triệu, 10 triệu v.v.. với giá bán, lãi suất thực ghi trên bề mặt giấy tờ có giá đó.

* Cho phép các ngân hàng tỉnh phát hành trái phiếu vô danh, khi thanh toán trả tiền cho người cầm trái phiếu nhằm tạo thêm nhiều tiện lợi cho khách hàng gửi tiền.

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Hoà Bình

 Đối với những vùng thuận lợi như thị trấn, thành phố, các khu trung tâm cần tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp thị, sử dụng nhiều hình thức huy động và lãi suất linh hoạt cải tiến phong cách giao dịch để huy động nguồn vốn.

 Địa bàn hoạt động của ngân hàng khá rộng, công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa , ngân hàng lại không có điều kiện để tiếp cận với dân cư ở các khu

vực xa trung tâm nên cần phải mở rộng mạng lưới giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và ngân hàng khai thác huy động nguồn vốn.

 Nhu cầu tăng trưởng dư nợ ngày càng tăng mà nguồn vốn thì hạn hẹp, đề nghị NHNo tỉnh tích cực khai thác nguồn vốn uỷ thác đầu tư nhiều hơn nữa để ngân hàng cơ sở có thêm nguồn cho vay tại địa phương.

 Mở rộng các hoạt động ngân hàng nhất là dịch vụ ngân hàng mới, đồng thời cải tiến nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống, tập trung hiện đại hoá thanh toán và dịch vụ nhằm tăng thêm các tiện ích về tiền tệ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế.

Ngành ngân hàng cần phải có những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng khắc phục những tồn tại, tiến hành cải cách cơ cấu toàn diện nhằm nâng cao năng lực quản lý và chất lượng của ngành nhất là chất lượng huy động vốn .

3.3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ

Phát triển thị trường chứng khoán: Trong khi thị trường chứng khoán mới hình thành, chưa phát triển chính phủ vẫn có thể cho phép các ngân hàng thương mại phát hành các công cụ nợ có thể chuyển nhượng để tăng cường khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ được phép phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, trái phiếu đích danh v.v.. Hạn chế nhiều đến sự hấp dẫn của các dịch vụ đối với khách hàng.Việc cho phép phát hành kỳ phiếu, trái phiếu vô danh có thể chuyển nhượng một mặt cho phép các ngân hàng thương mại năng động hơn trong tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng tài sản. Mặt khác việc làm này sẽ thúc đẩy quá trình ra đời và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Trong điều kiện hiện nay cũng cần quy định các tổ chức hành chính sự nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng, kể cả Kho bạc Nhà nước thanh toán với nhau bằng các thể thức thanh toán không dùng tiện mặt để tạo điều kiện cho Ngân hàng sử dụng khối lượng tiền tạm thời nhàn rỗi của các cơ quan hành chính sự nghiệp vào quá trình tài trợ cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự tách bạch về thanh toán và mở tài khoản của hệ thống các cơ quan thuộc vốn ngân sách Nhà nước và thanh toán qua Kho bạc đã làm cho nên kinh tế

thiếu vốn lại càng thiếu vốn trong lúc đó tiền tạm thời nhàn rỗi trong hệ thống ngân sách lại không được tận dụng. Nếu quy định các cơ quan hành chính sự nghiệp mở tài khoản và thanh toán qua hệ thống NHTM sẽ tạo ra nguồn vốn tín dụng giá rẻ.

KẾT LUẬN

Vấn đề mấu chốt để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là việc khơi dậy và phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để phát triển nền kinh tế.

Ngoài các chính sách phát triển kinh tế xã hội thì một vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu trong các kế hoạch phát triển đó là “vốn”. Vốn cho phát triển kinh tế do nhiều kênh cung cấp song vốn huy động qua kênh ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao và có vị trí đặc biệt quan trọng. Những đóng góp của ngành ngân hàng vào sự phát triển của nền kinh tế là không thể phủ nhận. Chính vì lẽ đó nên tăng cường huy động vốn qua ngân hàng là rất cần thiết.

Trong những năm qua, thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình đã có những chuyển mình đáng kể song khoảng cách về sự phát triển so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước vẫn chưa được rút ngắn. Từ kết quả nghiên cứu cả về phương diện lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, chuyên đề đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về vốn, vai trò nguồn vốn đối với hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

- Phân tích thực trạng nguồn vốn trong năm 2010 - 2012 tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phương Lâm với trọng tâm là nguồn vốn huy động, đánh giá những thành công cũng như những tồn tại trong công tác huy động vốn, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục.

- Giải pháp tăng cường huy động vốn vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phương Lâm cùng một số kiến nghị đối với các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm tăng cường huy động vốn, khai thác triệt để tiềm năng về vốn trong xã hội để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.

Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao, một vấn đề thường xuyên được quan tâm của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phương Lâm nói riêng. Bản thân em cũng nhận thấy nghiên cứu về lĩnh vực này là rất khó, mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng nhưng do lĩnh vực nghiên cứu đề tài phức tạp, mới mẻ với bản thân em, trình độ chuyên môn còn hạn chế vì vậy bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô giáo Đỗ Thị Kim Hảo cùng các thầy, cô giáo trong khoa Tài chính- Ngân hàng trường đại học Đông Đô, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phương Lâm giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh phương lâm (Trang 66 - 71)