Về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh phương lâm (Trang 51 - 53)

* Công tác huy động vốn chưa được thực sự quan tâm như công tác đầu tư, tín dụng.

Thực tế trong hoạt động kinh doanh việc chỉ đạo cho vay thường sâu sát, cụ thể, thường xuyên liên tục hơn chỉ đạo huy động vốn. Điều này thấy rõ ở tất cả các cấp ngân hàng, ở ngân hàng trung ương ( NHTW) thì việc ban hành hướng dẫn các hình thức huy động vốn mới hấp dẫn, tiện ích, kích thích lợi ích người gửi chưa kịp thời, ở chi nhánh tuy có cố gắng huy động vốn để tự cân đối nhưng chưa xứng với tiềm năng. Cho đến nay NHNo&TPNT Việt Nam - Chi nhánh Phương Lâm chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu, nắm bắt khả năng tiềm tàng về nguồn vốn trên địa bàn, về thói quen, tập quán trong tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư để từ đó đề xuất những sản phẩm- dịch vụ huy động vốn phù hợp mang lại hiệu quả cao, chưa có chính sách khuyến khích người gửi tiền, chưa quan tâm đến việc tiếp cận với khách hàng gửi tiền.

* Ngân hàng chưa sử dụng hết lợi thế về mạng lưới

Hầu hết mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của NHNo&TPNT Việt Nam - Chi nhánh Phương Lâm đều được đặt ở trung tâm thành phố và các phường xã trong khu vực, mỗi phòng giao dịch quản lý trong khu vực địa bàn nhỏ lẻ việc phân chia này tương đối hơp lý. Tuy nhiên, do địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp số lượng phòng giao dịch ít nên việc quản lý và huy động vốn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng công nghệ hiện đại để đẩy mạnh công tác huy động vốn còn hạn chế, chẳng hạn tiền gửi thanh toán là loại hình có tính lỏng cao nhất, khách hàng gửi tiền loại này chủ yếu để sử dụng dịch vụ ngân hàng, tuy nhiên trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt thủ tục chứng từ hiện hành còn nhiều quy định cứng nhắc, như việc khách hàng phải tự viết giấy nộp tiền viết lồng giấy than, ký từng tờ rời, chữ viết cùng màu mực, số tiền bằng chữ... khiến khách hàng còn e ngại khi đến với ngân hàng nhất là khách hàng tư nhân.

* Lĩnh vực thông tin tiếp thị về ngân hàng chưa tạo lòng tin với khách hàng

Nhìn chung dân chúng chưa có được lòng tin vững vàng cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về ngân hàng với nguyên nhân: Việc đầu tư vật chất trí tuệ cho công tác tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường chưa thoả đáng. Việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động như công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng chẳng hạn chưa có những bảng thông báo, chỉ dẫn về các loại hình dịch vụ,

lãi suất huy động, cho vay.v.v… tại những nơi nhân dân thường tập trung như uỷ ban nhân dân xã để ngân hàng ngày càng gần gũi hơn với mọi tầng lớp dân cư.

* Hoạt động marketing còn nhiều hạn chế

Hoạt động marketing còn hạn chế, không có biện pháp tuyên truyền, quảng cáo thường xuyên, sâu rộng các dịch vụ của ngân hàng và những tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng. Nhiều người dân chưa biết được các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng chưa đi vào đời sống người dân như một yếu tố không thể thiếu. Trên thực tế NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phương Lâm chỉ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc băng dôn khi tăng lãi suất huy động hoặc áp dụng hình thức huy động mới.

* Lãi suất chưa hấp dẫn

Lãi suất tiền gửi chưa hợp lý là: Quá cao so với yêu cầu hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp vay vốn, quá thấp so với yêu cầu có lãi và bảo đảm giá trị tiền gửi của người gửi tiền, hơn nữa lãi suất chưa hấp dẫn, chưa linh hoạt "mềm" để có thể đồng thời cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác bằng lãi suất và chất lượng dịch vụ.

* Trình độ cán bộ còn hạn chế chưa đồng đều

Trình độ cán bộ không đồng đều, hơn nữa trình độ chuyên môn kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ chưa thường xuyên thông suốt, do đó, không thể phát huy được khả năng hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh phương lâm (Trang 51 - 53)