Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật:

Một phần của tài liệu Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội - Thực trạng và kiến nghị (Trang 46)

2. Tổ chức và kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHTN:

2.2.Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật:

Công tác tổ chức thực hiện các văn bản h−ớng dẫn Luật BHXH đã đ−ợc các Bộ, ngành và tổ chức BHXH từ trung −ơng đến địa ph−ơng triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm d−ới nhiều hình thức nh− mở lớp tập huấn, bồi d−ỡng nghiệp vụ, tổ chức phổ biến, giới thiệu Luật BHXH và các văn bản h−ớng dẫn; tổ chức các Hội thi tuyên truyền viên, Hội thi tìm hiểu Luật BHXH; phối hợp với Báo, Đài phát thanh, truyền hình phát sóng thông qua các chuyên mục

“pháp luật và cuộc sống” thực hiện phóng sự, trả lời phỏng vấn; xuất bản các ấn phẩm, panô, phát tờ rơi, tài liệu về Luật BHXH, các văn bản h−ớng dẫn và ấn phẩm hỏi đáp về các chế độ, chính sách BHXH; đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tập huấn về bảo hiểm xã hội trên website của ngành. Cụ thể:

- Bộ Lao động- Th−ơng binh và Xã hội đã ký kết ch−ơng trình phối hợp công tác năm với một số Bộ, ngành, tổ chức chính trị- xã hội nh− Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Văn hoá, Du lịch và Thể thao,... nhằm cụ thể hoá các hoạt động phối hợp trong công tác xây dựng văn bản cũng nh− công tác phổ biến, tuyên truyền về Luật BHXH.

- Các Bộ, ngành, cơ quan Trung −ơng nh− Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam,... đều chủ động sớm triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH trong toàn bộ hệ thống ngành trên phạm vi cả n−ớc.

- Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố đ−ợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đã phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành liên quan, đặc biệt với Liên đoàn Lao động, Sở T− pháp, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm xã hội rộng khắp đến mọi ng−ời sử dụng lao động và ng−ời lao động trên địa bàn, với nhiều hình thức. Triển khai văn bản h−ớng dẫn về bảo hiểm xã hội tự nguyện, một số Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với tổ chức Liên đoàn Lao động, BHXH tỉnh tổ chức công tác này xuống tận các xã, ph−ờng, thị trấn, đến mọi ng−ời lao động, b−ớc đầu có kết quả tích cực.

- Hệ thống Bảo hiểm xã hội từ trung −ơng đến địa ph−ơng đã xây dựng ch−ơng trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH tới ng−ời lao động và ng−ời sử dụng lao động ngay khi ban hành Luật BHXH tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả n−ớc. Đã phối hợp với các báo, đài truyền hình, đài phát thanh thực hiện nhiều phóng sự, ch−ơng trình, chuyên trang, chuyên đề và

nhiều tin bài tuyên truyền về chế độ chính sách và hoạt động của ngành để cung cấp thông tin về chế độ chính sách BHXH, BHTN và phản ánh về những g−ơng sáng trong thực hiện chế độ chính sách BHXH cũng nh− những hành vi vi phạm về BHXH, nhất là vấn đề trốn đóng, nợ đóng BHXH kéo dài của các đơn vị sử dụng lao động; tổ chức Hội thi tuyên truyền viên ở hầu hết các địa ph−ơng; biên tập và phát hành các ấn phẩm về BHXH bắt buộc, Tờ gấp về BHXH tự nguyện; sổ tay BHXH; sách hỏi đáp về BHXH bắt buộc, sách hỏi đáp về BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội - Thực trạng và kiến nghị (Trang 46)