Thực trạng CKH tại một số quốc gia Châ uÁ

Một phần của tài liệu ngân hàng đầu tư và kỹ thuật chứng khoán hóa (Trang 39 - 42)

CKH là một sáng tạo tài chính được sử dụng rất phổ biến tại thị trường các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu. Tại Châu Á, CKH cũng đã dần trở nên thông dụng tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hongkong và một số nước khác.

1.1.1.1 Hoạt động CKH tại Nhật Bản

Ở Nhật các sản phẩm CKH đã được sử dụng dưới các hình thức khác nhau từ đầu những năm 1930 khi pháp lệnh vể CK có đảm bảo bằng tài sản thế chấp lần đầu tiên được ban hành (Teito Shoukenshou, luật số 15 năm 1931).

Thị trường CKH không có bước tiến nào đáng kể cho đến những năm 1970 và 1980 khi pháp lệnh kể trên có sự thay đổi, cho phếp phát hành các chứng chỉ tín thác đối với các khoản phải thu của các hợp đồng cho vay mua nhà.

Động lực đầu tiên thúc đẩy sự ra đời của CKH tại Nhật là việc ban hành Luật điều chỉnh các trái quyền đặc biệt có liên quan đến kinh doanh thương mại hay còn gọi là luật MITI tháng 6/1993. Mục đích của việc ban hành luật này là nhằm tạo điều kiện cho việc CKH ở một số loại tài sản của các tổ chức đủ tiêu chuẩn.

Hình thức CKH đơn giản nhất lần đầu tiên được thực hiện ở Nhật vào đầu những năm 1990 với việc một số giao dịch đối với thương phiếu có tài sản thế chấp của Mĩ. Năm 1994 trên thị trường xuất hiện các trái phiếu có thế chấp bằng tài sản thực sự đầu tiên do công ty J.CARD và công ty tín thác nhờ thu JLC phát hành. Tuy nhiên thị trường đã không thể phát triển khiến cho nhiều NH đã phải giải tán các tổ công tác CKH.

Một số thay đổi về luật pháp công chú trọng cơ chế quản lý vào năm 1996 cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế dẫn đến cơ chế lãi suất của các CKH được cải thiện. Bộ luật 1996 đã coi các trái phiếu thế chấp bằng tài sản và thương phiếu là CK đồng thời cho phép giao dịch trên thị trường nội địa. Thị trường CKH ở Nhật chia làm ba khu vực:

- Khu vực các NH: chủ yếu các giao dịch do các NH dự toán là các hoạt động cho vay mua ô tô và các hoạt động cho thuê tài chính.

- Khu vực bất động sản: các công ty sử dụng CKH như là một giải pháp nhằm tránh nguy cơ bị phát mãi tài sản. Xu hướng này đã được củng cố thêm nhở việc ban hành một số chính sách do cơ quan quản lý ban hành nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển, trong đó có 12 biện pháp có hiệu quả nhất ban hành vào tháng 3/1997.

- Khu vực tài trợ cho hoạt động tiêu dùng: công ty thẻ tín dụng và các công ty tài chính là các chủ thể phát hành chủ yếu trên thị trường này.

2.3.2.2. Hoạt động CKH ở Hàn Quốc

Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, một số giao dịch CKH đã được nhắc đến ở Hàn Quốc nhưng không có gì đáng chú ý xảy ra. Các hoạt động trên thị trường CK bắt đầu tăng dần lên từ năm 1999. Một trong những giao dịch đáng chú ý nhất đã diễn ra vào tháng 12/1998 do Korean Exim Bank tiến hành. Ngân hàng này tham gia vào việc tài trợ cho các hoạt động ở nước ngoài của các công ty Hàn Quốc và có những khoản tiền có thể thu được (receivables) trong hoạt động ngoại hối. Ngân hàng này đã chứng khoán hóa những khoản có thể thu được (dưới dạng những giấy cam kết thanh toán- promissory note – do khách hàng của nó

lập) trị giá 265 triệu USD. Những bản cam kết có chất lượng cao nhất được xếp hạng AAA. Vào tháng 2/1999 Industrial Bank of Korea cũng CKH những khoản có thể thu được từ cho vay quốc tế trong một giao dịch trị giá 106 triệu USD. Giao dịch này được FSA, một công ty bảo hiểm bảo lãnh.

Một trong những nguyên nhân chính của việc quy mô hoạt động chứng khoán hóa ở Hàn Quốc diễn ra thấp trước cuộc khủng hoảng tài chính là luật pháp của nước này. Năm 1998, Hàn Quốc đã ban hành Luật CKH những khoản có tài sản đảm bảo. Luật này chủ yếu điều chình hoạt động CKH của các tổ chức tài chính.

SPV công ty nắm giữ các khoản có thể thu được trong tương lại sẽ được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn. Nghiệp vụ kinh doanh duy nhất của tổ chức này là nắm giữ những khoản có thể thu được. Chức năng cung cấp dịch vụ làm đại diện cho người khởi tạo nhưng việc quản lý các tài sản được CKH… lại nắm dưới sự kiểm soát của SPV. Từ năm 1962, Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) được thành lập với mục đích chủ yếu khi đó là xử lý tài sản tồn đọng của NH Phát triển Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến năm 1997, do tình hình khủng hoảng của hệ thống NH tài chính tại Hàn Quốc nên KAMCO được giao nhiệm vụ xử lý tài sản tồn đọng của các định chế tài chính Hàn Quốc, KAMCO được đặt dưới sự giám sát tài chính Hàn Quốc. Sau hơn 3 năm, KAMCO đã mua được 98.3 nghìn tỷ và bán được 47.4 nghìn tỷ won tài sản tồn đọng của các định chế tài chính. Nền kinh tế phục hồi, giá tài sản, đặc biệt là bất động sản tăng lên nên KAMCO có thể bán với giá cao hơn giá mua vào.

Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc (Financial Supervisory Commission- FSC) duy trì quyền kiểm soát đối với hoạt động CKH của các công ty Hàn Quốc. Theo đó, người khởi tạo dự định tiến hành CKH thì phải đăng ký kế hoạch của họ với FSC. FSC có quyền từ chối hoặc yêu cầu ngưởi khởi tạo sửa đổi kế hoạch. Việc chuyển nhượng những khoản có thể thu được của người khởi tạo cũng phải được đăng ký với FSC.

Hệ thống luật pháp chung của Hàn Quốc cũng có thể yêu cầu thông báo cho con nợ trong bất kỳ một lần chuyển nhượng các khoản có thể thu được. Quy định

này về cơ bản vẫn không thay đổi thậm chí ngay cả theo luật CKH. Luật này cũng đòi hỏi phải thông báo cho con nợ hay có được sự chấp thuận của con nợ.

Kết luận chương 2

Trong những năm vừa qua, sự phát triển vượt bậc của thị trường vốn cùng với các sản phẩm chứng khoán đa dạng hơn và các nghiệp vụ giao dịch mua bán, sát nhập với quy mô lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiềm năng phát triển mô hình ngân hàng đầu tư độc lập ở nước ta. Bên cạnh đó sự tiếp cận của nhà đầu tư với thị trường vốn đã thúc đẩy chứng khoán hóa phát triển. Thông qua những kinh nghiệm từ kỹ thuật chứng khoán hóa của một số quốc gia phát triển trên thế giới, điển hình là mô hình chứng khoán hóa của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ giúp cho nước ta từng bước xây dựng kỹ thuật chứng khoán hóa thành công.

Một phần của tài liệu ngân hàng đầu tư và kỹ thuật chứng khoán hóa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w