Dịch vụ tư vấn, mua bán, sát nhập doanh nghiệp(M&A)

Một phần của tài liệu ngân hàng đầu tư và kỹ thuật chứng khoán hóa (Trang 30 - 31)

Nguồn: PWC và Thomson Reuters Biểu đồ 2.2 : Giá trị và số lượng giao dịch M&A tại Việt Nam 2004-2009

Quy mô và số lượng giao dịch M&A tại Việt Nam tăng nhanh và mạnh trong những năm gần đây, năm 2009 có sự bùng nổ với g giao dịch và giá trị giao dịch khoảng 1,7 tỷ USD. Các giao dịch tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Tuy nhiên quy mô giao dịch đã giảm mạnh trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế toàn cầu.

 Những mặt hạn chế trong hoạt động Ngân hàng đầu tư

Các sản phẩm tài chính Việt Nam còn sơ khai, sự hiểu biết về sản phẩm tài chính của cơ quan chức năng và các thành viên thị trường còn hạn chế. Các sản phẩm phái sinh gần như chưa được sử dụng.

Các sản phẩm trái phiếu chính chủ yếu ở dạng đơn giản. Chưa có sản phẩm trái phiếu cơ cấu, ngoại trừ một số trái phiếu chuyển đổi.

Thiếu các công ty định mức tín nhiệm mà nguyên nhân chủ yếu là Luật Chứng khoán của Việt Nam chưa bắt buộc việc định mức tín nhiệm khi phát hành chứng khoán nợ, vì thế nhu cầu thị trường chưa đủ mạnh để có thể thành lập các công ty định mức tín nhiệm.

Một trong những rào cản dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đổ vào Việt Nam là tính minh bạch của thị trường chứng khoán.

Nguồn nhân lực thực hiện các nghiệp vụ tư vấn bảo lãnh, phát hành chứng khoán, tư vấn M&A… tại các CTCK Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế do yếu về mặt kiến thức và ít được cọ sát kinh nghiệm quốc tế.

Một phần của tài liệu ngân hàng đầu tư và kỹ thuật chứng khoán hóa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w