Nhớ sai tên nhà tuyển dụng

Một phần của tài liệu Phỏng vấn, những điều nên và không nên (Trang 46 - 51)

- Công việc này có thể yêu cầu bạn phải làm việc thêm giờ, vào buổi tối hay thậm chí là cuối tuần Bạn có thể đáp ứng được không?

4. Nhớ sai tên nhà tuyển dụng

Bạn nhớ nhầm tên người phỏng vấn, hoặc có nhiều người phỏng vấn bạn một lúc, bạn gọi tên lung tung, không chính xác. Trong trường hợp này, tất nhiên bạn phải nói lời xin lỗi và đưa ra một lý do thật dễ chịu: “Ồ, những câu hỏi của ông khiến tôi bối rối quá. Tôi lại nhớ nhầm tên ông mất rồi. Thành thật xin lỗi ông”.

Đúng là đi phỏng vấn, ai lại thế, nhưng nếu đã trót “thế” rồi thì hãy tìm cách giải vây thật thông minh nhé.

Những pha ứng xử tệ hại trong phỏng vấn!

Trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn, một ứng viên thông minh luôn biết cách lựa chọn trang phục phù hợp, nghiên cứu kỹ các thông tin về công ty ứng tuyển và chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng trả lời suôn sẻ các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng đã là một ứng viên thông minh. Thống kê của CareerBuilder gần đây từ cuộc khảo sát hơn 850 nhà tuyển dụng cho thấy, gần 70% cho rằng, họ đã từng chứng kiến những hành động vô cùng ngớ ngẩn của các ứng viên trong các buổi phỏng vấn. Và sau đây là thống kê một loạt hành động được cho là "thiếu sáng suốt" nhất, khác thường nhất.

"Cho tôi về sớm để... kịp đón xe buýt"

Bạn không thể nhận được việc nếu như bạn không thể hiện bản thân mình trước nhà tuyển dụng. Nhưng quan trọng là bạn thể hiện nó như thế nào? Sẽ vô cùng tai hại và tạo cảm giác thiếu thiện cảm cho nhà tuyển dụng nếu bạn khoe khoang, nói quá bản thân mình. Nhưng sẽ càng tệ hại hơn nếu như bạn quá lúng túng trong cách thể hiện mình. Nhiều ứng viên đến phòng phỏng vấn với một bộ trang phục lấm bẩn. Vài người liên tục đề nghị nhà tuyển dụng hỏi nhanh nhanh để họ còn kịp... bắt xe buýt. Một người khác "lôi" nhà tuyển dụng ra khỏi cuộc phỏng vấn với đề tài... thử thuốc. Tuy nhiên, chức vô địch cho hành động ngớ ngẩn nhất khi đi phỏng vấn là khi một ứng viên nói với công ty tuyển dụng trước khi bỏ đi là "công ty có... mùi"!

Diện quần áo ở nhà, dép lê đến... phỏng vấn!

Ấn tượng đầu tiên có thể nâng lên cũng có thể dúi ứng viên xuống. Tuy nhiên, rất nhiều ứng viên không hề có ý thức gì về khái niệm trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Một vài ứng viên đến phỏng vấn với phục trang hàng ngày, thậm chí là quần jeans và áo phông. Tuy nhiên đó không phải điều tồi tệ nhất.

Sẽ không ai có thể nhận vào làm việc một ứng viên mặc áo phanh ngực, khoe bộ ngực lông lá, đeo những thứ trang sức màu mè, kiểu "dân chơi", dùng nước hoa nồng nặc và miệng tóp tép nhai kẹo cao su cả. Và đương nhiên càng không thể nhận những người mặc trang phục ở nhà, đi dép lê quèn quẹt đến phỏng vấn!

Tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng, không hẳn trang phuc lịch sự, công sở là đã đủ cho một sự xuất hiện trang trọng, phù hợp. Đôi khi chỉ vì hát toáng một bài hát vui, cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng mua xe của mình, tập yoga trong lúc phỏng vấn hay khoe khoang mình như thể tài tử điện ảnh... bạn sẽ bị đánh trượt ngay lập tức!

Nôn mửa vì... quá căng thẳng

Có căng thẳng đôi chút là chuyện thường tình, thậm chí đôi khi có ích khi bạn đi phỏng vấn nhưng trên thực tế, khá nhiều ứng viên bị căng thẳng quá mức đến mức thành khủng hoảng. Nói lắp, nói lảm nhảm, buộc phải cười trừ liên tiếp hay thậm chí quên cả mình đang ứng cử vào vị trí nào - do quá căng thẳng - vẫn còn là may mắn. Một số thậm chí còn bị tè ra quần hay nôn mửa ra giầy nhà tuyển dụng cũng chỉ vì quá căng thẳng! Nhưng tất cả những cử chỉ trên vẫn còn chưa bị đánh giá là tệ hại nhất. Những cử chỉ như nhướn cao lông mày khi hỏi, than phiền mình có sức khỏe khá nghiêm trọng và cần sự chăm sóc đặc biệt hay ngờ ngệch tiết lộ mình có ý định chỉ làm tạm ở công ty trong 2 tháng... mới thực sự là những hành động bị coi là rất tệ hại.

Thật thà là điều nên làm. Nhưng thật thà đến mức ngờ ngệch thì sẽ chỉ làm cho các nhà tuyển dụng phải lắc đầu ngao ngán. Kiểu như một ứng viên nói anh đã từng ở trong quân

đội và đã từng bị Tổng thống liệt vào danh sách "đặc biệt" hay một ứng viên khác thừa nhận những thứ mà mình liệt kê trong hồ sơ thực ra chỉ đúng một nửa... thì đó đúng thật là tai họa.

Lương của tôi là bao nhiêu?Hỏi nhà tuyển dụng về lương bổng và lợi tức từ ngay lần

phỏng vấn đầu tiên là điều không bao giờ nên làm. Vậy mà không ít ứng viên khi đi phỏng vấn và gặp nhà tuyển dụng lần đầu đã hấp tấp hỏi về lương, thời gian nghỉ, các kỳ nghỉ trong năm, thậm chí là các kỳ tăng lương - ngay cả trước khi họ được nhà tuyển dụng hỏi. Một số khác thậm chí còn không ngại ngần thể hiện những điểm xấu nhất của mình như phàn nàn cả buổi về thời gian mỗi ngày họ phải làm việc hay đưa ra câu hỏi "khó" cho nhà tuyển dụng: "Mấy giờ thì tôi có thể rời công ty về nhà?".

Đề nghị được... đánh giày cho nhà tuyển dụng

Tất nhiên ai đi phỏng vấn chẳng muốn xin được việc như ý, nhưng như thế không có nghĩa là phải xin được việc bằng mọi giá. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dùng quà cáp, dùng tiền thậm chí là cả tình dục để mua chuộc và dụ dỗ nhà tuyển dụng, mong có được công việc như ý. Tệ hơn thậm chí có ứng viên còn sẵn sàng quỳ xuống dưới chân nhà tuyển dụng để... đề nghị được đánh giày cho họ!

bạn đã biết viết đơn xin việc chưa

Đơn xin việc là vũ khí bí mật để bạn vượt lên “đối thủ”. Trong hàng trăm lá đơn xin việc, công ty khó có thể đọc kĩ từng lá đơn, hẹn từng người đến phỏng vấn. Làm thế nào để đơn xin việc của bạn không bị quẳng vào thùng rác? Đó không chỉ là ấn tượng đầu tiên mà còn là cách bạn thể hiện khả năng “tiếp thị” bản thân. Đơn xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng, tiếng Anh gọi tắt là Cover Letter. Lá đơn xin việc này cũng bao gồm cả lý lịch tóm tắt cá nhân nên mới có tên gọi như vậy. Mục đích của đơn xin việc không phải là trực tiếp xin được vị trí công việc mà là khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng, qua đó làm cho nhà tuyển dụng có những hành động thực tế, và người xin việc sẽ giành chiến thắng với mục đích được tham gia phỏng vấn. Đáng buồn là nhiều người xin việc lại coi nhẹ vấn đề này, nếu không nhờ người khác viết hộ thì cũng sao chép chiếu lệ. Kết quả là lá đơn xin việc nào cũng giống nhau, trống rỗng và rất hiếm người chiến thắng được cửa ải này. Đặc điểm của đơn xin việc:

• Cá tính hóa: Tuy nội dung và hình thức của đơn xin việc có yêu cầu và quy định nhất định, nhưng để đạt được mục đích làm cho nhà tuyển dụng chú ý và thích thú thì hãy cố gắng viết thật sinh động, thân mật, thể hiện rõ cá tính của người viết. • Tính chủ quan: Hãy diễn đạt ý muốn và nguyện vọng chủ quan của người xin việc. • Tính đơn giản và nhạy bén: Hãy bỏ đi những từ ngữ sáo rỗng, tránh lặp lại cách dùng từ, và cũng không được lặp lại lý lịch tóm tắt của cá nhân. Kết cấu của đơn xin việc:

Về hình thức: Đơn xin việc không khác gì các loại thư từ bình thường và thư từ công vụ khác. Mẫu đơn xin việc theo tiếng Anh thường có: đầu thư, ngày, tháng, địa chỉ người nhận thư, cách xưng hô, nội dung chính, kết thúc và những câu nói ấn tượng mang tính xã giao, ký tên. Đầu thư có thể tham khảo ở lý lịch cá nhân (bao gồm tên họ, địa chỉ, điện thoại, số bưu điện, hộp thư điện tử), còn các mục khác thì có thể tham khảo mẫu của các loại thư từ viết bằng tiếng Anh khác.

Nội dung của đơn xin việc. Bao gồm 3 phần sau:

Diễn đạt ý muốn được chấp nhận vào làm việc, đồng thời cũng cần phải nhắc đến những cơ quan thông tin đại chúng, trung tâm hoặc người giới thiệu thông tin việc làm cho mình.

• Hãy nói rõ về năng lực chuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của bản thân, nhằm đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. • Hãy đề nghị công ty tuyển dụng có hồi âm để tiến tới tiếp xúc (như thi phỏng vấn, thi viết).

Yêu cầu đối với việc trình bày:

Những yêu cầu về việc trình côy đối với đơn xin việc cũng tương tự như với lý lịch cá nhân. Bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

• Đối với đơn xin việc thì chỉ dùng một mặt của giấy không nên dùng hai mặt của tờ giấy đó

• Trình bày trên giấy A4

Khi sử dụng font chữ, cần sử dụng những loại font chữ thường được dùng để đánh văn bản. Khi đã chọn rồi thì phải thống nhất cỡ chữ, kiểu chữ • Không được đánh sai dấu, viết sai chính tả. Chữ cái đầu tiên bao giờ cũng phải viết hoa; • Muốn nhấn mạnh câu, từ nào thì có thể sử dụng gạch chân hoặc là in nghiêng Đơn xin việc tốt nhất nên gửi cho cá nhân, trừ trường hợp công ty quy định là gửi về Phòng Nhân sự hoặc Phòng Tuyển dụng. Nếu được thì nên gửi cho người có toàn quyền quyết đinh tuyển dụng.

Nội dung cần phải thực tế. Trước khi viết cần phải tìm hiểu về công ty mình định xin việc. Cần phải tỏ rõ sự quan tâm, tự hào, trách nhiệm với công ty và nhiệt tình với công việc. Tránh cứng nhắc. Khi viết cần phải thể hiện được trình độ chuyên môn và có thái độ chân thành, hợp tác.

Bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm và lòng yêu nghề. Bạn đã từng được mời phỏng vấn nhiều lần và được hứa hẹn tuyển dụng. Nhưng việc làm đã không đến với bạn, không phải vì bạn đánh mất nó, mà chính là vì nhà tuyển dụng. Họ thiếu thiện chí cộng tác, xem nhẹ và có thái độ phớt lờ kết quả phỏng vấn.

Có nhiều lý do khiến ứng viên không tìm được việc làm sau khi tham dự một hoặc rất nhiều cuộc phỏng vấn tại công ty. Những nguyên nhân chủ yếu được phân tích, mổ xẻ để người tìm việc "rút kinh nghiệm" và trang bị thêm cho các lần phỏng vấn sau thường là: phải tỏ rõ thái độ lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp; trang phục phù hợp hơn; thể hiện sự say mê của bạn đối với công việc đang theo đuổi hoặc nói về kinh nghiệm công việc của bạn...

Tuy nhiên, có một nguyên nhân không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến (thậm chí quyết định) cơ hội việc làm của ứng viên, đó là sự phớt lờ và thái độ kém thiện chí của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Các chuyên gia kinh tế - xã hội học nước ngoài đã có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này.

80% ứng viên từng tham dự những cuộc phỏng vấn không ra gì

McConville trước đây là trưởng phòng phát triển nhân lực của một công ty đa quốc gia. Sau khi nghỉ việc, cô được mời phỏng vấn tại Công ty Global Payment Inc. và được bố trí vào làm việc ở bộ phận phát triển nhân lực. Người tuyển dụng hứa hẹn McConville sẽ bắt đầu công việc trong tuần tới.

"Họ giao cho tôi một công việc như mơ, tôi là ứng viên sáng giá, họ rất cần đến tôi". McConville phấn khởi phát biểu như thế. Thế nhưng, hai tuần sau khi phỏng vấn, McConville không nhận được bất cứ một lời hồi âm nào từ phía công ty cả. Cô kể lại: "Khi nghe nhà tuyển dụng cho biết rằng công việc của tôi không thể tiến hành được, lòng tôi như thắt lại. Tôi đã cố gắng thật nhiều để có việc làm, rồi bỗng nhiên trắng tay. Thật nghiệt ngã!".

Nhiều người tìm việc và những chuyên gia về việc làm cho biết trường hợp như McConville không hiếm trong thế giới việc làm hiện nay. Wendy Tarzian - một chuyên gia "săn đầu người" (headhunter) ở Chicago - đã tiến hành một cuộc khảo sát trên những người đi tìm việc. Kết quả cho thấy: 80% người được khảo sát cho biết đã từng trải qua một cuộc phỏng vấn "chẳng ra gì" trên con đường tìm việc của mình.

Làm gì khi bị nhà tuyển dụng "phớt lờ" kết quả phỏng vấn? Người tìm việc phải biết "sống chung" với sự phớt lờ

Qua nhiều kết quả phân tích, đánh giá và khảo sát các trường hợp người tìm việc bị nhà tuyển dụng từ chối cho thấy, để từ chối ước vọng tìm việc của ứng viên, nhà tuyển dụng có nhiều cách "đánh trống lảng".

Tom Beeson - Giám đốc nhân sự của Công ty Aeon Intercultural (Mỹ) - nói lên quan điểm của mình: "Ngày nay, có càng nhiều ứng viên giỏi đi săn việc. Các giám đốc nhân sự thực tình không muốn bỏ qua cơ hội thuê mướn họ, nhưng cư xử với họ như thế quả là tàn nhẫn".

Mục đích cuối cùng của ứng viên là có được việc làm. Tương tự, nhà tuyển dụng cũng muốn tìm kiếm nguồn chất xám hữu ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Lẽ ra, hai mục đích này phải "gặp nhau" để người lao động và doanh nghiệp cùng hỗ trợ phát triển. Thế nhưng, chính thái độ coi thường của nhà tuyển dụng đối với năng lực của ứng viên đã làm thui chột mong muốn đóng góp của họ, kìm hãm sự phấn đấu và hợp tác của họ với công ty.

Theo bà Suzy Wetlaufer - biên tập viên Tạp chí Kinh thương Harvard (HBR) - thì: "Hầu hết các nhà tuyển dụng nghĩ rằng họ nắm trong tay hy vọng, ước mơ của ứng viên và họ được quyền quyết định có biến chúng thành hiện thực hay không. Đó không phải là sự ác ý nhưng làm như vậy là cực kỳ sai lầm".

Tác hại của sự "phớt lờ" đối với xã hội

Lối xử sự của nhà tuyển dụng đối với ứng viên còn là biểu hiện xác thực của các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến tên tuổi và khả năng tuyển dụng nhân viên cho công ty về sau này. Theo kết quả khảo sát của Tarzian, 84% người tham gia khảo sát cho biết lối xử sự kém thiện chí của nhà tuyển dụng hình thành trong ứng viên những suy nghĩ không tốt về doanh nghiệp.

Michael Aamodt, giáo sư trợ giảng khoa tâm lý học Trường Đại học Radfort, bang Virginia - Mỹ cho biết, qua các nghiên cứu về quá trình đi tìm việc của ứng viên, ông đã phát hiện ra đa phần các ứng viên không còn hứng thú tìm việc tại công ty đó nữa. Họ cũng thích kể lể với bạn bè về hành vi xem thường của công ty đối với họ.

Nhìn chung, lối hành xử như trên của các nhà tuyển dụng bị xã hội lên án gay gắt bởi nó đi ngược lại mục đích của doanh nghiệp, làm phương hại đến quyền lợi thiết thực của người lao động. Có thể, các nhà tuyển dụng hoặc đã không muốn làm như vậy, hoàn toàn không có một ý định chủ quan của riêng mình, hoặc mắc chứng lơ đễnh, thiếu tập trung giải quyết công việc. Hậu quả là người lao động bị bỏ rơi, đánh mất cơ hội làm việc hết sức oan uổng.

Còn đối với người tìm việc, bà Marilyn Moats Kennedy - tác giả công trình nghiên cứu mang tên "Các chiến lược nghề nghiệp" của một công ty tư vấn ở Wilmette, Illinois - khuyên rằng: "Đừng quên lên án những công ty đã có thái độ coi thường năng lực của bạn, nhưng điều đó không mang lại hiệu quả cao nhất đâu. Người tìm việc cần phải sống

Một phần của tài liệu Phỏng vấn, những điều nên và không nên (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w