Những câu hỏi chung chung Dẫu biết rằng đặt câu hỏi trong mỗi buổi phỏng vấn là

Một phần của tài liệu Phỏng vấn, những điều nên và không nên (Trang 42 - 44)

- Công việc này có thể yêu cầu bạn phải làm việc thêm giờ, vào buổi tối hay thậm chí là cuối tuần Bạn có thể đáp ứng được không?

10. Những câu hỏi chung chung Dẫu biết rằng đặt câu hỏi trong mỗi buổi phỏng vấn là

điều cần thiết nhưng nếu bạn không thể đưa ra một câu hỏi nào thật sắc bén để tạo ấn tượng thì tốt hơn hết là nên im lặng.

Kỹ năng nghe, nói trong phỏng vấn

Trả lời phỏng vấn đúng cách dĩ nhiên là không dễ, nhưng nghe thế nào để tạo ấn tượng tốt cũng không phải chuyện đơn giản. Trước khi đến gặp nhà tuyển dụng, hãy học cách lắng nghe và trả lời câu hỏi.

Nghe

Lắng nghe tích cực: Chú ý tập trung vào những điều người tuyển dụng đang nói, rút ra những điều chính yếu. Nếu câu hỏi dài dòng và khó hiểu, hãy biết chọn ra những gì là cần thiết nhất để sắp xếp lại và tư duy câu trả lời.

Việc nghe bao gồm các bước sau:

- Nghe: Biết lắng nghe, ghi chép chính xác.

- Hiểu: Theo dõi, quan sát tinh tế người tuyển dụng để đọc ý nghĩ, nhận dạng tâm lý của họ lúc phỏng vấn.

- Nhớ và suy nghĩ.

- Đánh giá, cân nhắc trong đầu những lập luận khoa học, sắp xếp những điều cần nghe, những gì không cần để tâm.

Ảnh hưởng của người tuyển dụng: Sử dụng cử chỉ, thái độ để tỏ rõ mình đang lắng nghe chăm chú và hiểu những gì nhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ: gật đầu khi đồng ý, mắt nhìn chăm chú, phản hồi đúng lúc, có những lời bình luận hoặc đế thêm thích hợp, mức độ vừa phải.

Ghi chú: Ghi lại những điều quan trọng. Đừng ghi quá nhiều, quá chi tiết, chỉ viết ý chính kẻo người phỏng vấn lại nghĩ bạn kém thông minh. Việc ghi chép chứng tỏ bạn quan tâm đến những gì người tuyển dụng trao đổi.

Vị trí ngồi nghe: Ngồi ở vị trí thoải mái, đối diện nhà tuyển dụng, tránh bị sao nhãng. Một số nguyên nhân sau có thể làm bạn thất bại trong khi nghe:

- Nghĩ rằng câu hỏi không có lợi ích nên không cần quan tâm. - Chỉ tập trung chú trọng đến một điểm đề tài.

- Đơn giản hoá vấn đề.

- Chỉ lo suy nghĩ phê phán hình thức trình bày hay các khuyết tật nhỏ của nhà tuyển dụng.

- Mất đi sự chú ý do lơ đễnh, lo âu hay bị phân tán bởi các ảnh hưởng khác. - Gán quá nhiều vấn đề quan trọng trong một số câu, từ, không chú ý câu hỏi kế tiếp của người tuyển dụng.

Trả lời

Ngoài việc cung cấp thông tin, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi để có một ý niệm về thái độ của bạn, đánh giá khả năng phản ứng của bạn trước những vấn đề đó. Sự trình bày dài dòng dễ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn thích lý sự. Hãy lắng nghe câu hỏi, trả lời trực tiếp

ngắn gọn, đầy đủ. Câu chữ vừa phải, không hào nhoáng, đao to búa lớn. Từ dùng giản dị, chính xác, dễ hiểu.

Cách trả lời cũng cần được chú ý. Đừng ê a hay véo von như chim. Nói vừa phải, chậm rãi đủ nghe và phát âm rõ ràng. Động tác cần được tiết chế cẩn thận. Khua tay múa chân, cười quá to như đang “buôn” cùng bạn bè sẽ khiến bạn bị mất điểm. Phong cách trả lời thoải mái, tự tin. Câu trả lời trung thực, biết chọn điểm nhấn để gây ấn tượng. Đừng nghĩ quá lâu kẻo người phỏng vấn tưởng bạn đang bịa ra câu trả lời. Một câu trả lời có sức thuyết phục khi nó làm toát lên hình ảnh một người ứng viên có năng lực, thông minh, trí tuệ, trung thực, có văn hóa, khoa học và có hoài bão.

Bí quyết giúp bạn tự tin trong suốt quá trình tìm việc

1. Lên lịch cho một ngày của bạn

Sắp xếp lịch cho một ngày mới hợp lý sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái khi tìm một công việc mới và bạn cũng sẽ không cảm thấy thời gian “tìm việc” trôi qua một cách buồn tẻ. Bạn hãy tìm kiếm một công việc thật sự muốn làm, đừng do buồn bã mà chấp nhận “làm đại” một công việc không thích hợp.

2. Giữ vững sự kiên trì

Đôi khi, quá trình tìm việc gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Bạn đừng nản lòng. Hãy kiên trì tìm kiếm, theo đuổi những ước mơ của mình cho đến khi nhận được lời mời phỏng vấn.

3. Biết được sức mạnh của bản thân

Hãy cảm nhận sức mạnh vô biên trong con người bạn. Hãy để sức mạnh tiềm tàng này lớn dần trong bạn, cho bạn năng lực suy nghĩ và hành động. Đó chính là cốt lõi của vấn đề mà này, giúp bạn khám phá sức mạnh của chính bản thân mình, hỗ trợ bạn tìm thấy vai trò chủ yếu của mình trong cuộc sống, chỉ cho bạn cách sống trọn vẹn với chân giá trị, tính liêm chính và sự vượt khó của mình. 4. Tỏ ra lạc quan, tin tưởng mọi người

Có mối quan hệ tốt với mọi người và tin tưởng họ biết đâu sẽ giúp cho bạn nhanh chóng tìm được một công việc tốt.

4. Làm một vài công việc từ thiện

Tham gia các hoạt động xã hội không chỉ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người mà còn là một cơ hội lớn giúp bạn tranh thủ tìm được công việc tốt. 6. Thường xuyên nghe tin tức trên radio hoặc xem tivi

Những thông tin mà bạn nắm bắt được này sẽ giúp bạn thấy xung quanh mình còn có rất nhiều điều mới mẻ và cần quan tâm đến nữa chứ không phải chỉ mỗi vấn đề tìm việc của bạn. Điều này cũng có thể mang lại cho bạn một lượng kiến thức xã hội rộng và nó rất có ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn nếu như nhà tuyển dụng thích hỏi bạn những “câu hỏi ngoài lề”.

7. Bắt đầu thực hiện những kế hoạch “bỏ ngỏ”

Trước đây, bạn đã từng có dự định làm một việc gì đó, học một khóa học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhưng chưa thực hiện được thì đây là một dịp tốt cho bạn hoàn thành. Còn chần chừ gì nữa, hãy tận dụng khoảng thời gian này để cải thiện những kế hoạch nhỏ của mình.

8. Làm những công việc mình yêu thích

Có thể là làm những điều bí mật, lên những kế hoạch một cách tỉ mỉ, đọc sách báo, dạo chơi với với chú cún cưng, đi massage hoặc là nấu những món ăn mà mình ưa

thích...

9. Để tâm hồn thư thái

Thời gian này bạn hãy để cho tâm hồn mình thật thư thái, không nên căng thẳng hoặc buồn phiền. Ai cũng sẽ có một công việc. Chỉ có điều là mình chưa tìm thấy mà thôi. __________________

Một phần của tài liệu Phỏng vấn, những điều nên và không nên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w