VI NTD “kỵ” điều gì nhất ở ứng viên?
6 lỗi thường gặp trong phỏng vấn
Khó mà tránh những cái bẫy trong cuộc phỏng vấn nếu bạn không biết rõ về chúng. Sau đây là sáu lỗi bạn cần lưu ý:
1. Lẫn lộn giữa Phỏng vấn và Thẩm vấn.
Hầu hết các ứng viên đều chờ đợi một cuộc thẩm vấn, tức là tình huống mà chỉ có một người đặt câu hỏi từ đầu đến cuối và người còn lại chỉ biết trả lời. Trong khi đó, cuộc phỏng vấn là một dạng giao tiếp trong kinh doanh mà cả hai bên tham gia đều hỏi và trả lời. Ứng viên chờ đợi được thẩm vấn thường né tránh đặt câu hỏi, khiến người phỏng vấn bất đắc dĩ trở thành nhân viên điều tra.
2. Làm cho cái gọi là nhược điểm trông có vẻ tích cực. Người phỏng vấn thường hỏi ứng viên: “Nhược điểm của anh/chị là gì?”. Thông thường, bạn được khuyên đề cập đến những nhược điểm theo kiểu: “Tôi là một người
cầu toàn” và khiến nó nghe có vẻ tích cực. Người phỏng vấn sẽ không có ấn tượng về câu trả lời này vì có thể họ đã nghe câu trả lời như thế hàng trăm lần rồi. Nếu được hỏi như vậy, hãy nhấn mạnh đến những khía cạnh bạn mong muốn sẽ cải thiện và mô tả bạn đang làm gì để nâng cao kỹ năng của mình trong lĩnh vực ấy. Người phỏng vấn không để tâm tới nhược điểm của bạn là gì đâu. Họ chỉ muốn biết bạn xử lý câu hỏi như thế nào và câu trả lời cho biết được gì về bạn.
3. Không thể đặt câu hỏi
Mỗi cuộc phỏng vấn đều kết thúc bằng việc người phỏng vấn hỏi liệu bạn còn thắc mắc gì nữa không. Điều tệ hại nhất là bạn trả lời rằng mình không có gì để hỏi. Điều này cho thấy bạn không quan tâm và thiếu chuẩn bị. Người phỏng vấn thường ấn tượng với những câu hỏi bạn đặt ra hơn là những luận điểm bạn muốn thuyết phục họ. Trước mỗi cuộc phỏng vấn, hãy lập ra danh sách năm câu hỏi bạn sẽ hỏi. Theo Kent Kirch, giám đốc tuyển trạch toàn cầu của Deloitte, “Tôi nghĩ câu hỏi hay là “Ông/bà có thể cho tôi biết về sự nghiệp của mình không?”. “Ai cũng thích nói về mình, cho nên câu hỏi này tương đối an toàn”.
4. Nghiên cứu về công ty mà không xem xét bản thân. Các ứng viên thường bỏ thời gian chuẩn bị bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty. Hầu hết người tìm việc không chịu nghiên cứu bản thân bằng cách rà soát lại kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Lập ra một danh mục năng lực bản thân giúp bạn chuẩn bị để sẵn sàng trả lời ngay những câu hỏi về kinh nghiệm. Bạn phải chuẩn bị để thảo luận bất kỳ khía cạnh nào về nhân thân của mình. Khi lập ra danh mục năng lực cá nhân, bạn sẽ có dịp lục lại bộ nhớ và giúp bạn ngay lập tức nhớ ra những kinh nghiệm mà nếu thiếu khâu chuẩn bị này, bạn có khả năng quên trong buổi phỏng vấn. 5. Mở máy điện thoại di động.
Có thể chúng ta đang sống trong một xã hội được kết nối và yêu cầu sự hiện diện liên tục nhưng trong buổi phỏng vấn, chiếc điện thoại di động reo inh ỏi thật không phù hợp. Hãy tắt nó ngay khi bạn bước vào công ty.
6. Chờ đợi điện thoại.
Sau buổi phỏng vấn, thời gian là kẻ thù của bạn. Sau khi gửi thư cảm ơn cho mỗi người phỏng vấn, vài ngày sau bạn có thể liên hệ để đặt thêm câu hỏi hoặc bổ sung thông tin.
Thư cảm ơn - cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Tất nhiên, để viết một lá thư hoàn hảo, tạo ấn tượng tốt không dễ. Hãy tham khảo một số điểm cần lưu ý sau: Không sai sót: Bạn đã từng tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, vậy không có lý do gì để bạn viết sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hoặc tên công ty trong thư. Nếu làm ngược lại, lá thư cảm ơn của bạn sẽ phản tác dụng. Trang trọng: Bố cục đơn giản, nhẹ nhàng, ngôn ngữ chân thành, trong sáng. Không khuôn mẫu, đừng quá văn hoa, cũng không nên tâng bốc quá mức nhà tuyển dụng. Mất thời gian trình bày lại nội dung buổi phỏng vấn trước đó cũng là điều nên tránh.
Trọng tâm: Gợi cho nhà tuyển dụng thấy, cuộc phỏng vấn thực sự hữu ích cho bạn. Do đó, bạn mong muốn có được sự hợp tác tích cực. Nếu như bạn đã được chấp nhận vào
làm việc rồi thì không nên đòi hỏi sự “hỗ trợ” hay giúp đỡ nào tiếp theo trong thư. Đừng quên đánh giá cao khoảng thời gian “vàng ngọc” mà nhà tuyển dụng đã dành để phỏng vấn bạn cũng như để đọc lá thư này. Hứa hẹn khả năng thành công về việc hợp tác làm việc trong tương lai giữa bạn và công ty. Bạn phải tham gia thêm vòng phỏng vấn nữa, bạn cũng có thể đề nghị nhà tuyển dụng đưa thêm những yêu cầu (nếu có).
Những câu hỏi khó cho ứng viên nữ
Khi phỏng vấn xin việc, chị em phụ nữ thường gặp phải những câu hỏi không trực tiếp liên quan đến công việc mà liên quan nhiều hơn đến cuộc sống và cách suy nghĩ về cuộc sống hiện tại. Nhiều người không biết trả lời thế nào cho hợp lý. Đó là những câu hỏi gì mà khiến chị em phụ nữ băn khoăn đến vậy? Bạn có muốn thử sức không?
1. Bạn có cho rằng giữa gia đình và sự nghiệp tồn tại sự mâu thuẫn?
Chắc hẳn bạn đã tự mình trả lời câu hỏi này nhiều lần rồi. Dĩ nhiên, nhà tuyển dụng mong muốn bạn coi trọng công việc và cũng hy vọng bạn có một gia đình hạnh phúc. Không thể so sánh giữa gia đình và sự nghiệp cái nào quan trọng hơn, cũng không thể khẳng định giữa chúng không hề tồn tại sự mâu thuẫn nào, bởi sự khẳng định như vậy không
chính xác.
Trả lời: Tôi cho rằng bất kể trong gia đình hay trong công việc, mục đích lớn nhất của người phụ nữ là làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa. Tôi hy vọng qua công việc, tôi có thể khẳng định được năng lực bản thân, được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ, làm cho cuộc sống của tôi trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng không ai có thể phủ nhận rằng những người phụ nữ nông thôn quanh năm chân lấm tay bùn nuôi con cái đi học thì cuộc sống của họ không có ý nghĩa. Giữa gia đình và sự nghiệp không thể nói cái nào quan trọng hơn, vì cả hai đều làm cho cuộc sống của phụ nữ tốt đẹp hơn.