Tháng 8/2004, chính phủ Bush đã đưa ra tuyên bố về việc điều chỉnh lực lượng ở Châu Âu và Châu Á về nước cơ cấu lại lực lượng quân sự và

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Tiểu luận Môn Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh) (Trang 35 - 37)

hướng sang Đông Âu.

Mục đích của nó là vừa có thể đưa quân đội Mỹ tiến gần với các khu vực Liên Xô (cũ) vừa có thể phát triển quan hệ với các nước Trung và Đông Âu.

- Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungari, Bungari) phát triển nhanh chóng. Đặc biệt có 8 nước Đông Âu gia nhập EU và ủng hộ lập trường Mỹ trong cuộc chiến I-rắc.

Mỹ cũng tìm kiếm được sự hỗ trợ của Ba Lan, Cộng hòa Séc, Lítva về số lượng các binh sỹ gìn giữ hòa bình quốc tế thay cho các binh lính Mỹ bi kiệt sức vì chiến tranh I-rắc

Mỹ thực sự quan tâm đến Ba Lan và Công hòa Séc. Mỹ đóng của căn cứ quân sự của mình ở Đức để chuyển binh sỹ đến địa điểm mới thuộc khối Liên Xô cũ. Mỹ dự định sẽ cắt giảm số binh lính, trong đó Sư đoàn thiết giáp số 1 và Sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ đóng tại Đức (mỗi sư đoàn có khoảng 15.000 quân) sẽ được rút vào đầu nằm 2006, đồng thời phi đội chiến đấu F-16 (gồm 72 máy bay chiến đấu) của Mỹ sẽ được điều đến Thổ Nhĩ Kỳ. Sắp tới tất cả 26 cơ sở lục quân và không quân của Mỹ ở Đức, trừ căn cứ không quân ở Ramstein, có thể bị đóng cửa.

Mỹ chính thức thảo luận với Ba Lan và Cộng hòa Séc về kế hoạch xây dựng một số cơ sở lục phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ 2 nước này 1 phần trong kế hoạch PRO của Mỹ (dự án này được thử nghiệm năm 1995 và được coi là lá chắn cho Mỹ và Châu Âu). 10 tên lửa GMD đánh chặn dự định được bố trí tại Đông bắc Ba

Lan.

Ngoài ra, Mỹ còn có kế hoạch thiết lập căn cứ rada tại Cộng hòa Séc vào năm 2009 và hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động trong 5 năm tới, có thể là năm 2012 kế hoạch triển khai hệ thong phòng thủ tên lửa tại Trung Âu sẽ dự tính tốn khoảng 18,5 tỷ đôla trong vòng 5 năm.

- Tổng thống Obama tiếp tục tăng cường sức mạnh của khối đồng minh quân sự NATO và triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa ở Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Rumani.

2.2Về mặt kinh tế - thương mại:

- Vòng đàm phán Uruguay của GATT 12/1990 sụp đổ vì Mỹ và Châu Âu không giải quyết được những bất đồng trong vấn đề nông nghiệp. Giữa hai bên diễn ra nhiều vụ kiện tranh chấp xung quanh vấn đề kinh tế thương mại, như vụ kiện chống trợ giá của EU đối với hành hóa Mỹ trị giá 4 tỷ đôla Mỹ.

- Vào những năm 90 của thể kỷ XX, ý tưởng về một khu vực xuyên Đại Tây Dương phi thuế quan (TAFTA) đã manh nha hình thành. Tuy nhiên, vào thời gian đó, do vẫn thiếu những động lực và quyết tâm chính trị cần thiết nên ý tưởng này không được triển khai vào thực tế. Những định hướng về kế hoạch này được tái đề cập năm 2006-2007 khi Đức đương giữ chức Chủ tịch châu Âu. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2013 ý tưởng về một khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương mới được đưa vào triển khai trên thực tế.

Ngày 11 tháng 2 năm 2013, nhóm công tác cấp cao về việc làm và phát triển thuộc Hội đồng kinh tế xuyên Đại Tây Dương (TEC) đã đề xuất về một thỏa thuận toàn diện giữa Mỹ và EU về việc cắt giảm thuế và những hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đối với hàng hóa công nghiệp, hay các tiêu chuẩn vệ sinh – sức khỏe đối với các mặt hàng nông nghiệp.

Sau đó một ngày, vào ngày 12 tháng 2, Tổng thống Mỹ B.Obama, Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van

Rompuy tuyên bố ý định khởi động các cuộc gặp giữa Mỹ và EU. Và vòng đàm phán đầu tiên đã được hai bên ấn định tại hội nghị thượng đỉnh G8.

2.3Về phương thức thực hiện chiến lược đối ngoại:

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Tiểu luận Môn Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)