quyền Mỹ đã thực hiện chính sách cấm vận toàn diện Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một thời gian gặp khó khăn, Trung Quốc đã triển khai một chiến lược nhằm mau chóng giải tỏa sự cấm vận do Mỹ áp đặt.
- Đến thời Clinton, Clinton đã vận động gia hạn Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) cho Trung Quốc vào năm 1994. Từ năm 1996, Clinton đã đi đến quyết định mang tính chiến lược là tách kinh tế và thương mại ra khỏi vấn đề dân chủ và nhân quyền trong một nỗ lực chung nhằm giảm căng thẳng và thúc đẩy quan hệ song phương.
- căng thẳng mậu dịch Mỹ - Trung Quốc về vấn đề hàng giả, (Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm bản quyền tác giả) bùng nổ từ tháng 8/1994 còn trầm trọng hơn nhiều so với việc Mỹ nhập siêu của Trung Quốc. Nhưng đến tháng 2/1995, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết hiệp ước về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) theo đó Trung Quốc hứa tích cực tấn công vào
những cơ sở làm hàng giả. Thế nhưng, theo Mỹ, trong năm 1995, các công ty Mỹ đã bị thiệt 2,3 tỷ USD do một số cơ sở sản xuất của Trung Quốc ăn cắp bản quyền và làm giả hàng của Mỹ. Mỹ đã công bố một danh sách các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc bị phạt thuế trị giá khoảng 2 tỷ USD. Lệnh trừng phạt này sẽ có hiệu lực từ ngày 17/6 nếu phía Trung Quốc không có những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn nạn ăn cắp bản quyền và làm hàng giả.
- Cuối tháng 8 năm 1994, Bộ trưởng Bộ thương mại và dịch vụ Mỹ Ronal H.Brown tới thăm Trung Quốc. Trong chuyến đi này, hai bên đã đạt được hiệp định chung về mở rộng hợp tác kinh tế buôn bán, đã ký kết được một số hợp đồng với tổng trị giá 6 tỷ USD.
- Sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung vào tháng 10/1997, hai bên đã ký kết hơn 40 văn bản thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, thương mại – đầu tư, quân sự, văn hóa...
- Trước khi kết thúc nhiệm kỳ (19/9/2000) Clinton đã ký ban hành luật cấp Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Trung Quốc, tạo thuận lợi cơ bản cho việc đưa quan hệ Mỹ - Trung lên tầm cao mới.