Trong bản điều trần trước Quốc hội Mỹ tháng 1/1993, Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ W.Christopher sắp xếp thứ tự ưu tiên các khu vực đối với Hoa Kỳ là Châu ÂU,

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Tiểu luận Môn Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh) (Trang 33 - 35)

Châu Á, Trung Đông, Mỹ Latinh, Châu Phi. Đến chính quyền George W.Bush, mặc dù vị trị Châu Á – Thái Bình Dương đã được nhấn mạnh hơn nhưng châu Âu vẫn được coi là một khu vực chiến lược quan trọng hàng đầu.

- Trong chiến lược an ninh quốc gia dưới thời Clinton năm 1994, Mỹ tiếp tục xác định “sự ổn định của Châu Âu là điều kiện sống còn với an ninh của chính nước Mỹ”. Mỹ đặc biệt chú trọng đến chủ trương duy trì và mở rộng vai trò của NATO.

Tổng thống Clinton nêu rõ: “NATO vẫn là nền tảng của an ninh châu Âu và sự cam kết quân sự - chính trị của Hoa Kỳ tại Châu Âu. Trong khi đó duy trì hòa bình và an ninh ở Châu Âu là một nhân tố cơ bản của nền an ninh bản thân nước Mỹ”. Mặc dù khối Warsaw đã giải thể nhưng Mỹ vẫn nhấn mạnh “NATO cần tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo để thúc đẩy một Châu Âu an ninh và thống nhất hơn nhằm chuẩn bi đối phó với những thách thức mới. Chúng ta sẽ duy trì khoảng 100.000 quân tại Châu ÂU để thực hiện cam kết này của NATO” Mỹ muốn củng cố và điều chỉnh NATO để phục vụ cho mục tiêu mới của mình ở Châu Âu và trên toàn thế giới.

Kế hoạch “đối tác vì hòa bình” (Partnership for Peace, 1/1994) – một chương trình cho phép bất cứ nước nào không phải là thành vien của NATO ở châu Âu hoặc Liên Xô cũ đều được thiết lập mối quan hệ đặc biệt với NATO. (nhằm đưa Nga và các nước Đông Âu, Liên Xô cũ vào khuôn khổ an ninh Châu Âu – Bắc Đại Tây Dương; mở rộng NATO về phía Đông; lợi dụng NATO kiềm chế xu hướng ly tâm của các nước Châu Âu “cũ” và tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong công việc chính trị và an ninh ở Châu Âu)

- Châu Âu vẫn là khu vực được ông Obama xác định là một trong những hòn đá tảng cho chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó có việc tiếp tục tăng cường sức mạnh của khối đồng minh quân sự NATO và triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa ở Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Rumani. Với Mỹ Latinh và châu Phi, ông Obama cam kết đã và tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác chống khủng bố.

2.1.2 Mỹ đẩy mạnh chiến lược quân sự trong quá trình Đông tiến và lắp đặt hệ thống tên lửa: thống tên lửa:

- Từ chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ luôn đóng hơn 100.000 quân tại Châu Âu, trong đó phần lớn là tại Tây Đức chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh cho Châu Âu. Từ sau chiến tranh I-rắc, Mỹ gấp rút bố trí lại lực lượng quân sự ở châu Âu nhằm tăng sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ “châu Âu mới”

- Tháng 8/2004, chính phủ Bush đã đưa ra tuyên bố về việc điều chỉnh lực lượng ở Châu Âu và Châu Á về nước cơ cấu lại lực lượng quân sự và

Một phần của tài liệu QUAN HỆ GIỮA MỸ VÀ CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Tiểu luận Môn Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)