b. Tình hìn hở Việt Nam
4.1 xuất quy trình thu gom và phân loại a quá trình thu gom
a. quá trình thu gom
Thuật ngữ thu tập trung (hay còn gọi là thu gom thứ cấp) bào hàm không chỉ việc thu gom nhặt các chất thải rắn từ những nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm tiêu hủy. Việc dỡ đổ các xe rác củng được coi như là một phần của hoạt động thu gom thứ cập. Như vậy thu gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ.
Quy hoạch thu gom chất thải rắn: là việc đáng giá các cách thức sử dụng nhân lực và thiết bị để tìm ra một sự sắp xếp hiệu quả nhất. Muốn vậy cần xem xét các yếu tố sau:
- Chất thải rắn được tạo ra: Số lượng (tổng cộng và từng đơn vị), tỷ trọng, nguồn tạo thành
- Phương thức thu gom: Thu gom riêng biệt hay kết hợp
- Mức độ dịch vụ cần cung cấp: Lề đường, lối đi, khối nhà,…
- Tần suất thu gom và năng suất thu gom: Số nhân công và tổ chức của một kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo
- Sử dụng hợp đồng thành phố hoặc các dịch vụ tư nhân
- Thiết bị thu gom: Kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc khác
- Khôi phục nguồn lực: Gía thành thị trường, thu gom, phân loại,..
- Tiêu hủy: Phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý
- Mật độ dân số: Kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng chất thải rắn tại mỗi điểm, những điểm dừng công cộng,…
- Các đặc tính vật lý của khu vực: Hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình, mô hình giao thông (giờ cao điểm, đường một chiều,…)
- Khí hậu: Mưa, gió, nhiệt độ,…
- Đối tượng và khu vực phục vụ: Dân cư (các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng), doanh nghiệp, nhà máy,..
- Các nguồn tài chính và nhân lực
Dịch vụ thu gom tập trung chất thải rắn là công việc khó khăn phức tạp vì những lý do sau:
- Các nguồn tạo chất thải rắn tản mạn theo không gian và thời gian
- Chất thải rắn ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại
- Giá thành chi phí nhân công và nhiên liệu ngày càng cao
Chi phí cho công đoạn thu gom, tập chung chiếm từ 60- 80% tổng chi phí thu gom tập chung xử lý và xả chất thải rắn.
Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom:
1. Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ
2. Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp 3. Chi phí của một ngày thu gom
4. Chi phí cho mổi lần dừng để thu gom
5. Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần Các phương thức thu gom
Thu gom theo khối: Trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn theo tần suất đã được thõa thuận trước (2-3 lần/ tuần hay hàng ngày, …). Những xe này dừng tại mổi ngã ba, ngã tư,.. và rung chuông. Theo tín hiệu này, mọi người dân ở phố quanh đó mang những sọt rác của họ đến để đổ vào xe. Có nhiều dạng khác nhau của hình thức thu gom này đã được áp dụng nhưng điểm chung là mọi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác của riêng mình ở trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm được quy định trước. Trong một số trường hợp chính quyền cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa, mặc dù cấn đề chi phí cho sự tiêu chuẩn hóa này cần phải được xem xét một cách cẩn thận.
Thu gom bên lề đường: Hệ thống thu gom này đòi hỏi một dịch vụ đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác. Các cư dân cần phải đặt lại thùng rác sau khi đã được đổ hết rác. Điều quan trọng là những thùng này phải có dạng chuẩn, nếu không sử dụng những thùng rác chuẩn thì có thể có hiện tượng rác không được đổ hết ra khỏi thùng (thí dụ như các loại giỏ, thùng catton). Trong những điều kiện này, rác có thể bị gió thổi hay súc vật làm vương vãi ra, do vậy làm cho quá trình thu gom rác trở nên kém hiệu quả. Ở những nước có thu nhập thấp, hình thức thu gom bên lề đường thường không hoàn toàn phù hợp. Một số vấn đề thường nảy sinh trong cách thu gom này, ví dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổ những thùng rác này ra để nhặt trước, thùng rác có thể bị mất cấp, súc vật làm đổ gay có thể bị vứt lại ở trên đường phố trong một thời gian dài.
b. Phân loại
Người ta có thể phân loại chất thải rắn đô thị theo các cách sau đây: Theo nguồn gốc phát sinh, bản chất nguồn tạo thành CTR
Nguồn phát sinh Hoạt động phat sinh CTR Chất thải rắn a) CTR khu dân cư CTR nhà ở (độc lập,
nhiều hộ), chung cư
Chất thải thực phẩm, cuống rau, vỏ hoa quả, giấy, bìa carton, nhựa,
CTR có nguồn gốc từ hàng dệt may, da, CTR vườn, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm và kim loại khác, tro bếp, lá cây đường phố; CTR loại đặc biệt: (CTR cồng kềnh, đổ điện gia dụng, đổ gỗ hổng, dầu mỡ, pin, lốp xe và CTR nguy hại gia đình).
b) CTR thương mại Nhà kho, cửa hàng ăn uống, chợ, siêu thị, văn phòng, cửa hàng in, photo, trạm phục vụ, cửa hàng sữa chữa ôtô
Giấy, bìa, carton, nhựa, gỗ, CTR thực phẩm, đồ ăn thải bỏ, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt (như trên)
c) Cơ quan, công sở Trường học, nhà trẻ, nhà tù, viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng của Chính phủ, địa phương
Như mục b
d) CTR xây dựng Công trường xây dựng (xây dựng mới, cải tạo); cải tạo, sữa chữa đường phố, phá dỡ công trình, bốc dỡ áo đường.
- Phế thải do các hoạt động phá dỡ như: dây điện và các thiết bị điện; thiết bị vệ sinh; các sản phẩm từ gỗ; khuôn cửa đi, cửa sổ, tre, gỗ, gỗ ván, bêtông vỡ; vôi sữa, gạch ốp lát, đất, đá, gạch ngói, sành gạch; sắt thép phế liệu,… - Đất cát do đào móng xây dựng công trình;
- Trong quá trình xây dựng: Vật liệu xây dựng rơi vãi do hoạt động xây dựng công trình: vôi,
vữa, sành gạch, gỗ, bêtông,… đinh, dây thép buộc, ximăng, đường ống cấp, thoát nước,… - Chất thỉa rắn nguy hại phát sinh từ các công trình xây dựng: vỏ hộp đựng sơn sau sử dụng; các loại hóa chất dùng trong xây dựng, đinh và các loại sắc nhọn, que hàn,… e) Các hoạt động dịch vụ đô thị Quét dọn đường phố, công viên và các công trình công cộng khác; vệ sinh bến tàu, công viên, bãi biển và các khu vui chơi giải trí khác
Rác quét dọn đường phố, công viên và các nơi công cộng khác; CTR loại đặc biệt
f) CTR từ các khu xử lý
Nhà máy xử lý nước cấp, trạm xử lý nước thải, khu xử lý, tái chế CTR
Rác thải từ các song chắn rác; bùn, đất, các phát sinh từ các công trình xử lý.
Chất thải rắn loại hữu cơ, vô cơ
Chất thải rắn loại hữu cơ cũng được phân loại theo khả năng phân hủy: loại dễ phân hủy, loại khó phân hủy
Chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học như: cuống rau, hoa quả mỏng, mẩu thịt, dầu cá và các loại chất thải khác nhau phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm; các loại thức ăn thừa,… Các loại chất thải này nhanh phân hủy, dễ tạo mùi và thu hút côn trùng (ruồi, muỗi, gián và các loại côn trùng khác).
Chất thải hữu cơ khó phân hùy như: nilông, nhựa
Đây là yếu tố quan trọng khi lựa chọn tần suất thu gom, các trang thiết bị lưu chứa, vận chuyển CTR; xem xét khả năng sản xuất phân compost từ CTR loại hữu cơ dễ phân hủy.
Chất thải rắn vô cơ: thủy tinh, sành, sứ, can thiếc, nhôm, kim loại sắt và kim loại không sắt; đất đá và bụi đất.
Theo khả năng tái chế và thu hồi phế liệu
Có thể tận dụng nhiều loại phế thải làm nguồn vật liệu thô như: giấy, bìa carton, cao su, chất dẻo, vải vụn, thủy tinh, nhôm, kim loại sắt và kim loại không sắt. Giấy cũng có nhiều loại, theo phân loại có đến 40 loại giấy khác nhau; các loại giấy thải điển hình là: giấy báo, sách vở, tạp chí, giấy in văn phòng, bìa carton, giấy- bìa carton bao bì, giây1 vệ sinh, giấy ăn; Ngoại trừ giấy vệ sinh và giấy ăn, các loại giấy, bìa carton còn lại đều có thể thu hồi, tái chế.
Nhựa cũng có nhiều loại. Trong thực tế thường có 7 loại nhựa, chất dẻo sau đây:
- Polyethylene terephthalate (PETE/1)
- High- density polyethylene (HDPE/2)
- Polyvinyl chloride (PVC/3)
- Low- density polyethylene (LDPE/4)
- Polypropylene (PP/5)
- Polystryrene (PS/6)
- Other multilayered plastic material (7)
Những loại CTR không thể tái chế, thu hồi mới đem đi chôn lấp. Theo khả năng cháy được và không cháy được
Các loại chất thải hữu cơ chấy được như: giấy, bìa carton, nhựa và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, vải, cao su, da, gỗ, cành cây và chất thải thực phẩm như: mỡ, thịt thái bỏ,… Người ta tận dụng các loại chất thải hữu cơ loại cháy được, có năng lượng tỏa nhiệt cao đem đốt để thu hồi nhiệt.
Các loại chất thải không cháy được thường là CTR vô cơ như: thủy tinh, kim loại, bụi, tro, gạch.
Theo mức đỗ nguy hại và không nguy hại
Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn đô thị có 2 loại: - CTR đô thị loại thông thường
- CTR đô thị loại nguy hại
CTR đô thị loại thông thường chủ yếu là CTR sinh hoạt
CTR nguy hại là CTR có 1 trong 7 đặc tính sau đây: dễ cháy, gây ăn mòn, dễ nổ, dễ bị oxy hóa, gây độc cho người và sinh vật, độc hại cho hệ sinh thái, lây nhiễm bệnh. Các loại chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt.
Chất thải rắn loại đặc biệt
Phát sinh từ các khu dân cư, thương mại, bao gồm: chất thải cồng kềnh, đồ điện gia dụng, thùng sắt tây, pin, dầu mỡ, lốp xe. Các loại CTR này cần được thu gom và xử lý riêng.
CTR cồng kềnh: các loại đồ dùng gia đình và cơ quan có kích thước lớn như: giường, tủ, bàn, ghế hỏng, bị loiạ bỏ.
Đồ điện gia dụng bị hỏng, vỡ như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, máy sấy, lò nướng, lò vi song. Các loại chất thải cần thu gom riêng để chuyển đến các cơ sở sửa chữa, tái chế, ví dụ thu hồi nhôm, đồng, chì,…
Pin, bình ácquy: nguồn thải từ các hô gia đình, cơ quan, công sở,.. ắcquy ôtô và các cở sỡ sửa chữa, bảo ddưỡng ôtô, xe máy.
Pin cũng có rất nhiều loại: trong pin có nhiều chất kiềm, thủy ngân, bạc, kẽm, niken, cadmi. Các kim loại có trong pin là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do chúng có mặt trong nước rỉ ra từ pin, ở thể lỏng.
Trong ắcquy ôtô có chứa axit lỏng; mỗi ăcquy ước tính chứa khoảng 18 pound (lb) chất lỏng (1pound= 0,453kg) và 1gallon axit sulfuric (1 gallon= 3,78 lít); cả hai chất trên đều rất ngy hại.
Dầu mỡ ôtô sau sử dụng, nếu không được thu gom đúng quy cách, mà đổ ra đất, không những gây mất vê sinh mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và không khí; Nếu để lẫn với các loại chất thải thông thường khác sẽ gây ô nhiễm các thành phần khác của CTR, làm phức tạp quá trình thu gom, pah6n loại, vận chuyển và xử lý sau này.
Lốp xe hỏng: do lốp xe có tính đàn hồi cao, nên không thể nén khi chôn lấp, lãng phí không gian và diện tích đất của bãi chôn lấp. Do khồi lượng quá lớn, nếu lưu giữ sẽ tốn không gian kho bãi, ạnh hưởng tới thẩm mỹ đô thị, cũng như các vấn đề về môi trường khác.
Bùn, rác do nạo vét cống và bùn, rác từ khu xử lý chất thải
Các loại chất thải này thường ở thể bán lỏng như bùn, rác công thoát nước; bùn, rác ở trạm xử lý nước thải. Bùn cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào dây truyền công nghệ của quá trình xử lý. Thu gom và xử lý bùn từ trạm xử lý được xử lý và sử dụng làm phân compost, hoặc chôn lấp tại bai chôn lấp hợp vệ sinh.
Như vậy, quản lý bùn, rác từ các hoạt động nạo vét cống; bùn rác phát sinh từ các trạm xử lý chất thải là một trong các thành phần nội dung của hệt thống quy hoạch quản lý CTR.