Phân loại CTRĐT bằng phương pháp cơ học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế rác thải rắn sinh hoạt cho thành phố vũng tàu (Trang 28 - 30)

Phân loại CTRĐT là một công việc vô cùng quan trọng để thu hồi các nguyên liệu trong CTRĐT, giúp cho việc tiến hành tái chế rác thải được thuận lợi hơn.

Sau đây là một số phương pháp phân loại CTRĐT:

Phân loại bằng tay: đây là phương pháp thường được sử dụng ở các hộ gia đình và các cụm dân cư. Việc phân loại này giúp cho việc thu hồi các nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng trong CTRĐT. Tuy nhiên vì thành phần CTRĐT rất đa dạng lên người ta thường có thể phân loại tại nhà đối với một số thành phần như thủy tinh, giấy, kim loại, nhựa…

Phân loại bằng khí: đối với các thiết bị bằng khí, việc thiết kế phải tính toán đến rất nhiều yếu tố như: đặc điểm CTRĐT (kích thước, độ ẩm, thành phần…), đặc điểm của các thành phần chất thải răn sinh hoạt nhẹ, cách thức đưa CTRĐT vào máy phân loại, tỷ lệ chất rắn-khí, các đòi hỏi về kinh tế như: năng lượng, bảo trì và các điều kiện về môi trường như tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí…Thiết bị phân loại khí thông dụng nhất là loại có tốc độ dòng khí dao động từ 460m/phút – 1500m/phút.

Phân loại bằng từ: đây là phương pháp thông dụng nhất để tách các kim loại và hợp kim sắt ra khỏi CTRĐT bằng cách sử hệ thống hút và giữ bằng từ trường. Các thiết bị phân loại bằng từ thường có một băng tải đưa CTRĐT qua một trống từ để cho các vật liệu bằng sắt được trống từ giữ lại rồi bằng cần gạt tách ra theo đường khác. Thiết bị từ tính có hai dạng chính đó là trống từ quay và trống từ cố định. Tuy nhiên khi sử dụng các thiết bị phân loại bằng từ cần phải lưu ý tính chất của CTRĐT như kích thước vật liệu sắt, cách thức và tốc độ đưa chất thải rắn vào

băng từ, hệ thống làm mát từ, các đòi hỏi về kinh tế như: năng lượng, bảo trì và các điều kiện về môi trường như tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí

Sàng: phương pháp sàng dùng để tách vật liệu hỗn hợp có kích thước khác nhau thành hai hay nhiều loại qua bề mặt sàng. Phương pháp sàng thường được áp dụng cho CTRĐT thô, hiện nay thiết bị sàng gồm có hai dạng sàng rung và sàng có trống quay. Việc lựa chọn thiết bị sàng phải chú ý yếu tố như: địa điểm lắp đặt, kích thước và dạng lỗ sàng, tổng diện tích mặt sàng, tốc độ quay, tần số rung và hiệu suất sàng, các đòi hỏi về kinh tế vận hành như: năng lượng, bảo trì và các điều kiện về môi trường như tiếng ồn,khống chế ô nhiễm nước và không khí

2.4.2 Xử lý hóa họca. Thiêu đốt CTRĐT a. Thiêu đốt CTRĐT

Thiêu đốt CTRĐT là một trong những phương án xử lý hấp dẫn nhất vì quá trình này có thể giảm thể tích ban đầu của CTRĐT đến 80-90%. Đối với một số thiết bị thiêu đốt hiện đại vận hành đến độ nóng chảy của tro.

Việc sử dụng các lò thiêu đốt chất thải rắn hiện nay không chỉ dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu ban đầu của CTRĐT, mà còn với mục đích thu hồi nhiệt lượng phục vụ dân sinh và các hoạt động công nghiệp cần nhiệt. thông thường nhiệt từ khí đốt chuyển về dạng hơi nước. Dẫn đi theo các đường ống dẫn tới khu vực cần nhiệt hoặc được truyền đi theo các đường ống dẫn nước được lắp đặt theo ống tỏa nhiệt của lò thiêu.

Với các lò thiêu hiện đại ngày nay, có thể lắp đặt nồi hơi để thu hồi khí cháy mà không cần phải cung cấp thêm không khí hoặc độ ẩm. Thông thường khí từ lò thiêu đốt được làm nguội khoảng từ 1800-2000oF tới khoảng 600-1000oF trước khi được xả vào môi trường. Bên cạnh đó việc tạo ra hơi nước, việc sử dụng hệ thống nồi hơi còn có lợi trong việc giảm thể tích khí thải cần xử lý. Mặc dù vậy thiêu đốt

được coi là phương pháp xử lý tốn kém nhất. Vì bên cạnh chi phí cao cho việc xây dựng và vận hành, nó đòi hỏi hệ thống trang bị xử lý khí thải hết sức tốn kém. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu khi xây dựng các lò đốt rác đó là vấn đề ô nhiễm không khí, chủ yếu là bụi nhuyễn, để xử lý bụi các thiết bị lọc túi vải hoặc lắng tĩnh thường được sử dụng cho hiệu quả cao nhất.

VIệc thiết kế và vận hành lò thiêu đốt CTRĐT cũng hết sức phức tạp liên quan đến chế độ nhiệt của lò. Nhiệt độ đốt thiết kế thường dao động từ 1400-1600oF. Người ta đã chứng minh được rằng ở nhiệt độ đốt dưới 1200oC khí thải từ plastic sẽ giải phóng ra dioxin nư là một sản phẩm phụ của quá trình thiêu đốt, và là yếu tố hết sức nguy hiểm với môi trường cũng như sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế rác thải rắn sinh hoạt cho thành phố vũng tàu (Trang 28 - 30)