Trên thế giới, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã xây dựng một chiến lược quản lý chất thải mà trong đó chính sách thu hồi và tái sinh chất thải đóng vai trò tất yếu trong toàn bộ hệ thống. Năm 1989, Liên Hiệp Châu Âu đã lãnh đạo hệ thống quản lý này và ưu tiên thực hiện công tác ngăn ngừa phát sinh chất thải, thu hồi và giảm thiểu thải bỏ cuối cùng.Liên Hiệp Châu Âu đề nghị sự gia tăng hợp tác giữa các nước thành viên nhằm giảm thiểu xuất nhập khẩu bất hợp lý và các hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Điều này dược xem như một phần của công tác quản lý chất thải, những nhà sản xuất ở những nước này phải luôn tính đến khả năng tái sinh phế phẩm của mình như một mục tiêu được đặt ra đầu tiên trong kế hoạch thiết kế sản phẩm, sản xuất và mua bán. Hệ thống quản lý này được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng và áp dụng cho việc quản lý chất thải rắn như : Pháp, Mỹ, Hà Lan, Đức.
Vấn đề tái chế ở một số nước :
Singapo : Những nước đang phát triển trong khu vực đã quan tâm từ rất sớm việc xử lý chất thải rắn. Singapo là một ví dụ điển hình. Là một nước nhỏ, Singapore không có nhiều đất đai để chôn lấp như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp .
Hình 2…..Bãi chôn lấp rác ở Singapore.
Ở Thái Lan : sự phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác. Ngoài ra Thái Lan còn kết hợp xử lí rác bằng phương pháp đốt.
Ở Đức : từ đầu những năm 1991, Đức coi 3R : giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải là khái niệm quản lý chất thải tổng hợp và sau đó trở thành nguyên tắc trong các chính sách và pháp luật của Đức về quản lý chất thải.