Nhiệt phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế rác thải rắn sinh hoạt cho thành phố vũng tàu (Trang 30 - 34)

Nhiệt phân là quá trình đốt không có oxy hoặc đôt kết hợp với oxy. Với phương pháp này có khả năng nâng cao nhiệt lượng của CTRĐT hoặc chuyeent chất thải thành dạng khí đốt. Đặc trưng của ba phân đoạn sản phẩm nhiệt phân là:

 Dòng hơi khí có chứa hydro,methane, oxide cacbon, dioxin cacbon, và nhiều loại khí khác phụ thuộc vào thành phần hữu cơ của hỗn hợp được đốt.

 Phân đoạn chứa hắc ín và dầu,có dạng lỏng ở nhiệt độ trong phòng và chứa nhiều loại hóa chất như acid axetic, axetone và methanone.

 Than chứa chủ yếu cacbon tinh khiết và các vật liệu trơ.

2.4.3.Xử lý sinh học

Xử lý sinh học là một phương pháp xử lý rẻ tiền nhất, hiệu quả nhất và ít gây ô nhiễm môi trường. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy CTRĐT bao gồm cả đơn bào và đa bào. Vi khuẩn, nấm, men và atimomycetes là các vi sinh vật quan trọng và cần thiết cho quá trình phân hủy CTRĐT.

Vi khuẩn: thường là đơn bào bao gồm các dạng như: hình que, hình cầu và hình xoắn. Cầu khuẩn có đường kính dao động từ 0,5-4 µm; vi khuẩn que có chiều rông trung bình từ 0,5-4µm, chiều dài từ 0,5-20µm; vi khuẩn xoắn có chiều rông trung bình từ 0,5µm, chiều dài có thể lớn hơn 10µm.

Nấm: là các cơ thể đa bào, không quang hợp,có kích thước tương đối lớn và dễ dàng phân biệt chúng với vi sinh vật khác. Hầu hết các loại nấm có khả năng phát triển ở môi trường có nồng độ nito, pH và độ ẩm thấp, Ph=5,6 rất thích hợp cho nấm phát triển.Cơ thể trao đổi chất của nấm thường là hiếu khí.

Men: Là những tế bào nấm không thể hình thành trong sợi dài, và vì vậy chúng là đơn bào. Một số men tạo tế bào có hình dạng elip kích thước chiều dài từ 8-15µm và chiều rông từ 3-12µm.

Atimomycetes: là các sinh vật mang tính trung gian giữa vi khuẩn và nấm. về hình dạng chúng giống với nấm, chỉ khác về bề rộng dao động từ 0,5-1,4µm. Cả hai quá trình kỵ khí và hiếu khí đều được sử dụng để xử lý CTRĐT. trong quá trình xử lý, để duy trì sự tăng trưởng của vi sinh vật cần đảm bảo các yếu tố như: nguồn cacbon, oxy, nito, phopho, các muối vô cơ, lưu huỳnh và cá nguyên tố vi lượng; các điều kiên về môi trường như: độ ẩm, nhiệt độ, pH…

2.5. Phương pháp tái chế chất thải rắn2.5.1.Khái niệm về tái chế 2.5.1.Khái niệm về tái chế

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

Để chế biến thành các sản phẩm mơí, các vật liệu chất thải phải trải qua các quá trình xử lý lý , hoá hoặc sinh học tuỳ thuộc vào nhu cầu sản phẩm tái chế. Sau đây là một số cách chế biến sản phẩm tái chế thông dụng hiện nay.

Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học: chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ.

Tái sinh sản phẩm chuyển hóa sinh học: chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học để thu hồi các sản phẩm như phân bón, khí mêtan, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá trình hóa học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện.

Khi lựa chọn công nghệ xử lý CTR cần xem xét các yếu tố sau đây:

- Thành phần, tính chất giá trị kinh tế hay giá trị sử dụng các loại vật liệu. - Tổng lượng vật liệu có thể tái sử dụng, tái chế từ chất thải rắn.

- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng cũng như thiết bị công nghệ. - Yêu cần bảo vệ môi trường.

Hoạt động thu hồi và tái chế CTR có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nóp mang lại những lợi ích thiết thực:

Giảm đáng kể lượng CTR phải xử lý, từ đó giảm công suất của công trình xử lý nên sẽ tiết kiệm diện tích chôn lấp, hoặc giảm bớt kinh phí đầu tư cho nhà máy xử lý ( đốt, chế biến phân bón) và giảm tác động đến môi trường.

Thu hồi lại năng lượng, vật liệu và sản phẩm chuyển hóa từ chất thải rắn để cung cấp cho một số ngành sản xuất, sinh hoạt. Do tận dụng vật liệu, năng lượng tái sinh thay thế cho nguyên vật liệu gốc phải khai thác từ thiên nhiên nên sẽ tiết kiệm thài nguyên thiết thực bảo vệ môi trường- phát triển bền vững.

Góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nhất về xử lý CTR khó phân hủy hiện nay. Việc xử lý loại CTR này thường đòi hỏi chi phí cao. Do đó, nếu tăng cường tái chế sẽ giảm được chi phí xử lý

Tái sản xuất ra 1 lượng sản phẩm từ phế liệu nên sẽ góp phẩn nâng cao tổng sản phẩm trong nước và có thể tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất ( đối với các nguyên liệu không có sẵn trong nước).

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh thu từ hoạt động tái chế chất thải.

Bên cạnh những lợi ích về nhiều mặt đó, hoạt động tái chế nếu không được tổ chức quản lý và kiểm soát chặc chẽ củng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe cho những người hoạt động trong mạng lưới thu hồi, tái chế chất thải.

Với những ý nghĩa từ lợi ích đó, trong chiến lược quản lý và xử lý CTR đã coi trọng việc sử dụng lại, tái chế và nâng cao giá trị của chất thải theo thứ tự ưu tiên là:

+ Gỉam thiểu chất thải rắn. + Tái sử dụng chất thải rắn + Tái chế chất thải rắn

+ Nâng cao giá trị của chất thải rắn + Thải bỏ

2.5.3. Các loại vật liệu có khả năng tái chế

Chủng loại phế liệu có thể tái chế rất đa dạng, được phân thành một số loại sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế rác thải rắn sinh hoạt cho thành phố vũng tàu (Trang 30 - 34)