Lựa chọn và trích xuất đặc trưng mạch máu dựa trên mối quan hệ

Một phần của tài liệu Trích xuất đặc trưng não người dựa trên biến đổi contourlet (Trang 54 - 59)

và 3D mạch máu

Phân tích :

Trong một bức ảnh CT não người , ngoài thông tin mạch máu còn có rất nhiều nhiễu. Các đối tượng nhiễu này nhiều khi cũng có cấu trúc giông với mạch máu. Do vậy nếu ta chỉ xét các mối quan hệ giữa các đối tượng trên một ảnh (2D) là chưa đủ. Ở đây ta xây dựng thêm các mối quan hệ giữa các đối tượng mạch máu trên một tập các ảnh. Do nhiễu chỉ có thể xuất hiện trên một hai ảnh rồi mất đi. Nên với mối quan hệ 3D này sẽ giúp ta loại bỏ tối đa các nhiễu có trong ảnh.

Qua kết quả phân tích của NSCT ở bước trước , ta nhận thấy các hệ số ở mức 2 chứa đầy đủ nhất các thông tin về mạch máu. Còn các mức khác cũng có thông tin hướng của mạch máu nhưng chưa rõ. Do đó dùng hệ số ở mức 2 cho

việc trích xuất đặc trưng còn các hệ số trong các mức khác ta sẽ dùng cho việc nén và khôi phục ảnh

`

Hình 3.18 Hệ số mức 2 được chọn để trích xuất đặc trưng

Trước khi tiến hành trích xuất mạch máu , chúng ta xem qua hình trên để nhận biết mạch máu trong ảnh highpass này như thế nào.

Đối với các chấm trắng nhỏ nhưng có mức xám nổi bật chính là các mạch máu con, còn ngược lại các chấm nhỏ khác với mức xám mờ được xem là nhiễu.

Ngoài các đốm sáng nhỏ. Các mạch máu lớn ta cũng dễ dàng nhận biết là chúng là những vòng tròn rỗng với thông tin biên rất nhỏ nét. Do vậy ta sẽ dựa trên các thông tin này trích xuất chúng ra khỏi ảnh.

Trích xuất :

Các đối tượng có diện tích nhỏ được chọn lọc ra khỏi các đối tượng lớn. Sau đó phép toán tính giá trị trung bình pixel của chúng được tính toán để trích xuất những đối tượng nào có mức xám cao.

Hình 3.19 Trích xuất đối tượng nhỏ mức xám cao

Đối với các động mạch (mạch máu lớn) ta tiến hành tính toán độ tròn của chúng dựa trên công thức R 4 S2

P

 và tính độ sáng của biên để trích xuất chúng ra khỏi ảnh. Trong trường hợp này xương sẽ bị loại bỏ vì không phải là các đối tượng tròn.

Hình 3.20 Trích xuất đối tượng lớn mức xám vùng biên cao

Tuy nhiên để đảm bảo chặt chẽ đối tượng trích xuất là mạch máu, chúng ta còn xây dựng lên mối quan hệ 3D. Nghĩa là nếu một đối tượng là mạch máu thì ảnh tiếp theo của não phải có sự tồn tại đối tượng đó. Một đối tượng mả chỉ xuất hiện ở 1 hoặc 2 ảnh rồi biến mất được xem như nhiễu cần loại bỏ.

Dữ liệu đầu vào của ta là một dãnh các ảnh CT sau khi lọc ven có thứ tự từ 1 đến N. Thứ tự này là không thể thay đổi. Trên mỗi ảnh này ta đánh số các mạch máu sau khi trích lọc từ 1 đến n. Các mạch máu này gọi là mạch máu 2D. Mỗi mạch máu 2D lưu trữ thông tin dưới dạng ma trận là tọa độ pixel biên của chúng trong ảnh.

Hình 3.21 Mô hình Cấu Trúc Dữ Liệu 2D

Mạch máu 3D là một dãy thứ tự các mạch máu 2D mô tả mối quan hệ của một nhánh mạch máu. Nếu dãy thứ tự này chỉ có 1 hay 2 phần tử thì xem như là nhiễu , còn ngược lại thì ta có được một nhánh mạch máu.

Hình 3.22 Mô hình Cấu Trúc Dữ Liệu 3D

3.3.4 Xuất ảnh kết quả

Kết quả trích xuất các đối tượng mạch máu não gồm mạch máu nhỏ và các động mạch được kết hợp lại với nhau để cho ra ảnh trích xuất

Chương 4 – KẾT LUẬN

4.1 Kết quả thực nghiệm trích xuất đặc trưng 4.1.1 Môi trường thực nghiệm

Một phần của tài liệu Trích xuất đặc trưng não người dựa trên biến đổi contourlet (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)