Kết quả trên cho ta sự phân đoạn các vùng xương và mạch máu. Tuy nhiên trong việc chuẩn đoán các bệnh liên quan đến não, thông tin về mạch máu não quan trọng hơn nhiều so với thông tin về xương. Do vậy việc tiếp theo ta phải làm là nhận biết được đâu là xương và đâu là mạch máu để phân tách chúng ra
Hình 3.9 Phân biệt xương và mạch máu trong ảnh CT
Từ hình trên ta có nhận xét là đặc điểm của mạch máu khác biệt với xương như sau :
- Kích thước (vùng diện tích) của mạch máu nhỏ hơn so với xương. - Độ tròn : mạch máu có dạng gần tròn , còn xương thì hầu như không - Vị trí mạch máu và xương ở một số vùng nhất định trên ảnh
- Độ tương phản ở biên của mạch máu lớn hơn đô tương phản ở biên của xương (nghĩa là biên của mạch máu không rõ ràng như của xương)
Trong các tiêu chuẩn trên ta có nhận xét là tiêu chuẩn về kích thước có thể giúp ta phân loại được xương và các mạch máu một cách tương đối chính xác. Tuy nhiên têu chuẩn về độ tròn lại là đánh giá hiệu quả cho việc phân loại này.
Do vậy ta sẽ áp dụng hai tiêu chuẩn này cho việc phân loại mạch máu
Đối với kích thước : Đếm số pixel tạo nên vùng để xác định kích thước.
Loại bỏ cùng nào có số pixel quá vượt trội
Đối với độ tròn : Độ tròn của một đối tượng được tính bằng cách so
sánh diện tích và chu vi của đối tượng đó . Ta có công thức tính độ tròn của một đối tượng như sau :
2 4 S R P (3.1)
Trong đó R là đô tròn , S là diện tích và P lả chu vi của một đối tượng Ví dụ : Cho một ảnh bất kỳ chứa nhiều đối tượng với các hình dạng khác nhau
Hình 3.10 Vì dụ vể công thức tính độ tròn của các vật thể
Áp dụng hai tiêu chuẩn này ta phân loại và trích được các mạch máu ra khỏi các đối tượng xương