Lập ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty TNHH Huy Nam (Trang 49 - 53)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.3. Lập ma trận SWOT

4.1.3.1. Liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

a) Điểm mạnh

- Công ty TNHH Huy Nam ở Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang là địa điểm thuận lợi cho công ty thu mua nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nên công ty ít tốn thời gian để vận chuyển nguyên liệu về kho.

- Công ty thành lập được 5 năm, mặc dù đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm nhưng mà tất cả nhân viên đều nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.

- Công ty luôn giữ uy tín với khách hàng, nên quan hệ giữa khách hàng và công ty có mối quan hệ tốt.

- Mặc dù mới thành lập nhưng với sự phấn đấu và nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên công ty, công ty đã đạt được thành tích như 3 năm liền được bộ công thương lựa chọn và công bố doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. Đây là điểm mạnh để công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.

- Công ty luôn bán hàng đúng giá, chất lượng và độ tin cậy cao nên được người tiêu dùng tín nhiệm và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài.

- Công ty tập trung chế biến những sản phẩm mực chủ yếu nên sản phẩm được chú trọng nhiều hơn, chất lượng được chú trọng nên có khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành.

b) Điểm yếu

- Do công ty mới thành lập nên đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm. - Nguồn nguyên liệu thu mua còn hạn hẹp.

- Công ty chưa tìm hiểu rõ thị trường nên chi phí mua nguyên vật liệu còn cao làm cho công ty khó cạnh tranh với các công ty cùng ngành.

- Do công ty còn non trẻ và chưa đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm nên thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp.

- Nguồn ngân quỹ của công ty còn hạn hẹp.

c) Cơ hội

- Trong những năm gần đây thì sự phát triển nhanh chóng của tỉnh, đặc biệt là đối với ngành thủy sản thì đây là cơ hội tốt cho công ty trong thời gian sắp tới.

- Nền kinh tế chính trị ổn định nên tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp sản xuất.

- Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống ngày càng thay đổi. Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng lên người ta chú trọng tới ăn ngon mặc đẹp hơn. Do đó trong giai đoạn này công ty tăng cường chế biến những mặc hàng có giá trị là cơ hội tốt cho công ty.

- Đa số các doanh nghiệp khác chế biến rất nhiều sản phẩm, trong khi đó công ty phần lớn chế biến Mực nên công ty sẽ có ưu thế hơn khi cạnh tranh trên thị trường với các công ty cùng ngành.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.

d) Thách thức

- Khi được Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng khu Công nghiệp và khu Cảng cá Tắc Cậu nhằm tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư trong lĩnh vực ngành thuỷ hải sản. Các doanh nghiệp mọc lên thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn.

- Với những khách hàng khó tính thì sản phẩm không những ngon mà phải đảm bảo chất lượng, mẫu mã. Do đó để đáp ứng những khách hàng này doanh nghiệp cần phải chú trọng về nhiều mặt của sản phẩm.

- Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm như tôm đông, Cá đông,…nên sản phẩm dễ bị thay thế.

- Nguồn nguyên liệu mua vào không ổn định vì nguyên liệu được đánh bắt ngoài biển mang về nên phụ thuộc vào thời tiết.

- Ngành thủy sản Việt Nam, dù hội nhập quốc tế khá sớm, có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá, nhưng vẫn dễ bị tổn thương sau khi Việt Nam trở thành thành viên của (WTO). Do đó đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động mạnh mẽ hơn.

4.1.3.2. Chiến lược và giải pháp thực hiện Điểm mạnh (S)

S1: Vị trí công ty thuận lợi cho việc thu mua nguyên vật liệu.

S2: Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có trách nhiệm.

S3: Có mối quan hệ tốt với khách hàng.

S4: Công ty được bộ công thương lựa chọn và công bố là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 3 năm liền.

S5: Công ty luôn bán hàng đúng sản phẩm, chất lượng và độ tin cậy cao.

S6: Sản phẩm đặc trưng

Điểm yếu (W)

W1: Công ty mới thành lập nên đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm

W2: Nguyên vật liệu thu mua còn hạn hẹp

W3: Chi phí mua nguyên liệu còn cao W4: Thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp. W5: Nguồn quỹ còn hạn chế W6: Chưa chú trọng đến việc quảng cáo sản phẩm.

Cơ hội (O)

O1: Ngành thủy sản đang có tiềm năng phát triển.

O2: Nhu cầu xã hội về sản phẩm của công ty ngày càng cao.

O3: Nền kinh tế chính trị Việt Nam ổn định

O4: Công ty chủ yếu chế biến sản phẩm mực nên có kinh nghiệm. Trong khi đó đối thủ

Chiến lược SO 1. S1,2,3 + O1,3 : Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm để cung cấp liên tục cho khách hàng hiện tại đồng thời tìm thêm thị trường xuất khẩu mới.

2. S4,5,6 + O2,4,5: Chiến lược phân khúc thị

Chiến lược WO

1. W1,2 + O1 : Đào tạo đội ngũ nhân viên về trình độ chuyên môn.

2. W2,3 + O2,3: Mở rộng thị trường thu mua nguyên liệu ra các tỉnh lân cận, đồng thời có mối quan hệ bền vững để ổn định giá.

cạnh tranh có nhiều sản phẩm. O5: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển

trường: tăng cường chế biến những mặt hàng giá trị cao cho những khách hàng có nhu cầu cao.

3. W4,6 + O4,5: Giới thiệu sản phẩm lên trang Web và quảng cáo ra thị trường nước ngoài.

Thách thức (T)

T1: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt

T2: Đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của khách hàng

T3: Sự đa dạng của sản phẩm trên thị trường nên sản phẩm dễ bị thay thế.

T4: Nguồn nguyên liệu không ổn định.

T5: Việc mở cửa hội nhập.

Chiến lược ST

1. S

1,2,4,5 + T

1,2,3: Giữ vững phương châm của công ty và phấn đấu để nhận được danh hiệu doanh nghiệp sản xuất giỏi. 2. S3,6 + T4,5: Xây dựng kế hoạch kinh doanh chủ động nguồn nguyên liệu để làm sản phẩm giá trị cao. Chiến lược WT 1. W1,2,3 + T1,3: Giảm các chi phí khác để giá thành giảm, thậm chí không có lợi nhuận.

2. W4,5,6 + T4,5: Đi vay nợ để dự trữ nguyên liêu.

3. W1,3 + T2: Nâng chất lượng mặt hàng có giá trị đồng thời tăng giá.

4.1.4. Thiết lập cơ sở để dự báo và đưa ra phương trình dự báoSƠ ĐỒ SẢN LƯỢ NG MỰC ĐÔ NG XUẤT KHẨU Q

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty TNHH Huy Nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w