7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
3.1.1. Lịch sử hình thành
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam có bờ biển chạy dọc theo suốt chiều dài của tỉnh và tiếp giáp với tỉnh Cà Mau tạo điều kiện cho việc khai thác và chế biến thủy hải sản, chính vì đó mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng khu Công nghiệp và khu Cảng cá Tắc Cậu nhằm tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư trong lĩnh vực ngành thuỷ hải sản. Công ty TNHH Huy Nam cũng là một trong những công ty đã được UBND Tỉnh và các ban ngành liên quan ưu tiên, giúp đỡ thành lập, đó là một thuận lợi rất lớn để công ty đi vào hoạt động có hiệu quả.
Là đơn vị đóng trong khu Công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu thuộc địa bàn ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Được chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan giúp đỡ, công ty tiến hành xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2003. Nhiệm vụ chính là chuyên chế biến nguyên liệu thuỷ, hải sản xuất khẩu. Đ ược Sở Kế hoạch - Đầu tư Tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 56 -02-000138 ngày 05/05/2003 có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu - Ấp Minh Phong , xã Bình An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang, được Cục thuế Tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ngày 16/05/2003 – Mã số thuế: 1700415026.
* Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Huy Nam
* Tên giao dịch quốc tế: HUYNAMSEAFOODS Co., LTD
* Địa điểm SXKD: Khu Công nghiệp Cảng Cá Tắc Cậu – Xã Bình An - Huyện Châu Thành – Tỉnh Kiên Giang.
* Ngày thành lập doanh nghiệp: 01/05/2003 * Ngày chính thức đi vào họat động: 24/12/2003 * Điện thọai: 077.616128 – 616248 Fax: 077.616129
3.1.2. Quá trình phát triển
Hòa nhịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, công ty đã đi vào hoạt động và sản xuất ra được nhiều mặt hàng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, trong quá trình đó công ty cũng có những thay đổi trong quản lý sản xuất kinh doanh, luôn cải tiến thiết bị và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã có những biện pháp cải tiến mẫu mã sản phẩm, chất lượng hàng hóa đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng khó tính nhất trên thị trường nước ngoài.
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty là một hệ thống các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau và chịu sự quản lý chung của Giám đốc. Mô h ình tổ chức theo trực tuyến chức năng. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm chung trong công tác quản lý và phân công trách nhiệm cho từng phòng ban, từng bộ phận trong công ty.
* Tổng số cán bộ công nhân viên : 318 người - Lao động trực tiếp: 266 người
Hội đồng thành viên
Chủ tịch HĐQT
P.Giám đốc
kỹ thuật Phó Giám đốc SX Giám đốc Phó Giám đốc KD
Phòng KCS Phòng QLCL P. Tổ chức HC - LĐTL Phòng XNK Phòng HAACP Xưởng BAO BÌ P. Kết toán Tài Chính P. KD nội địa Xưởng
CƠ ĐIỆN NHÀ MÁY SẢN XUẤT
Biểu 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
- Giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về mọi lĩnh vực quản lý và điều hành bộ máy họat động của công ty, quản lý sử dụng nguồn vốn của công ty vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lý bảo vệ vốn sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển mở rộng ngành nghề kinh doanh.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm theo d õi quản lý tình hình hoạt động của công ty, giám sát toàn bộ những công việc liên quan đến các hoạt động của công ty, lập kế họach sản xuất kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ mặt khác còn phải dự đoán nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất.…
- Phó giám đốc phụ trách SX (Phòng điều hành): Điều hành mọi hoạt động trong quá trình sản xuất và quản lý quy trình công nghệ của công ty đi vào họat động có hiệu quả, đi theo một trật tự nhất định điều hành, giám sát chất lượng sản phẩm và theo dõi kế họach sản xuất kinh doanh.
- Kế toán trưởng :Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý tài chính hàng tháng, tham vấn với ban Giám đốc về kế hoạch phát triển công ty, các
khoản mục đầu tư. Quản lý và điều hành bộ phận nghiệp vụ tài chính, quản lý sử dụng vốn đúng chế độ quy định của nhà nước, sử dụng vốn có hiệu quả, theo dõi và lập báo cáo tài chính và chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực và chính xác với cơ quan quản lý nhà nước.
- Bộ phận kế hoạch kỹ thụât: Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm về vệ sinh công nghiệp , đăng ký kiểm mẫu h àng, lập hồ sơ kiểm hàng theo đúng quy định của nhà nước, ngoài ra còn đề ra những kế hoạch cụ thể về sản xuất theo từng lọai hàng, số lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ …
- Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty, hạch toán số liệu, mở sổ sách theo dõi toàn bộ họat động về tài chính, điều hành việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
* Tổ chức bộ máy kế toán, chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ, nhân viên kế toán, mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán.
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán nguyên liệu vật tư SX Kế toán Tiền lương Kế toán Công nợ Kế toán Xuất khẩu Thủ quỹ
Biểu 2: Sơ đồ bộ máy kế toán
3.2.3. Hình thức hoạt động
Công ty TNHH Huy Nam do 3 thành viên cùng góp vốn để thành lập dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngày nay các doanh nghiệp đều kinh doanh theo hình thức này. Công ty hoạt động theo hình thức công ty TNHH, trong đó các bên cùng góp vốn, cùng chia sẽ lợi nhuận và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào vốn điều lệ của công ty. Công ty có tư cách pháp
nhân đầy đủ, hoạch toán độc lập, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo các quy định của pháp luật.
3.2.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
+ Máy móc thiết bị: Công ty hầu nh ư đã có đầy đủ các loại máy móc thiệt bị hiện đại, hệ thống băng chuyền và các kho lạnh đủ khả năng phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh với quy trình công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo hoàn thành một cách nhanh chóng và đạt chất lượng cao, có hiệu quả.
+ Phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc của công ty: Tất cả các phương tiện của công ty dùng để chở hàng hóa đều là các phương tiện đi thuê ngoài, các nhà xưởng của công ty đều được làm bằng nhà mái lợp tôn rất kiên cố tương đối khang trang đầy đủ, đúng tiêu chuẩn của một nhà máy chế biến đông lạnh, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đường đi vào công ty đều được làm bằng bê tông nên thuận lợi trong việc giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa.
3.2.5. Quy trình sản xuất
Nguyên liệu
Bảo quản
Xử lý nguyên liệu
Xếp khuôn ( Block) Băng chuyền (IQF)
Vô tủ
Cấp đông Cấp đông băng chuyền
Tổ kho thành phẩm
3.3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY3.3.1.Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3.1.Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Thu mua thủy sản từ các nơi Chế biến thủy sản và bảo quản Xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài
Nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị ngành thủy sản Kinh doanh nội địa các mặt hàng thủy sản
Sản xuất, kinh doanh bao bì ngành thủy sản
3.3.2. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu
Sản phẩm chính :
+ Bạch tuộc: Xếp bông đông block/IQF, cắt khúc, luộc, xẻ buớm.
+ Mực: Mực nang , mực Ống , mực Lá nguyên con, fillet. Mực ống cắt khoanh, mực trái thông v.v…
+ Tôm: Tôm mũ ni nguyên con, vỏ, lột thịt. + Sò điệp: Bóc nõn còn trứng.
+ Cá các loại: Cá Mú, Cá Hố, Cá Thu, Cá Hồng, Cá Đuối, Cá Bạc má, Cá Bò da, Cá Chim, Cá Sơn thóc ....
Do công ty có nhiều loại sản phẩm, để đơn giản nên em chọn 2 sản phẩm: Mực đông, Tôm đông, để lập kế hoạch kinh doanh. Vì 2 sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn và mang về thu nhập chính cho công ty.
3.4. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY3.4.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006-2008) 3.4.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006-2008)
Trước khi đi lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam ta đi đánh giá sơ lược về tình hình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm. Bảng này thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng của công ty để có cái nhìn tổng quát tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam www.kinhtehoc.net BẢ NG 1: KẾ T QU Ả HO ẠT ĐỘ NG KI NH DO AN H CỦ A CÔ NG TY QU A 3 NĂ M (200 6- 200 8) ĐVT: Triệu đồng GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang SVTH: Hồ Thị Bích
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 181.288,47 151.890,83 180.226,02 (29.397,6 2. Giá vốn hàng bán 155.823,35 122.196,60 119.302,38 (33.626,7 3. LNG về bán hàng và CCDV 25.465,12 29.694,23 60.923,64 4.229,11 4. Chi phí tài chính 1.118,69 1.363,52 1.210,70 244,83 5. Chi phí bán hàng 19.751,11 22.327,80 52.617,93 2.576,69
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.216,37 3.437,23 4.632,00 1.220,86
7. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.378,95 2.565,68 2.463,01 186,73
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 356,84 384,85 369,45 28,01
9. Lợi nhuận sau thuế 2.022,11 2.180,83 2.093,56 158,72
( N g u ồ n : P h ò n g k ế t o á n công ty TNHH Huy Nam) Ghi chú: CCDV: Cung cấp dịch vụ LNG: Lợi nhuận gộp GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang SVTH: Hồ Thị Bích
Nhìn chung doanh thu trong 3 năm của công ty tăng không đồng đều. Doanh thu năm 2007 giảm 16% so với năm 2006. Doanh thu năm 2007 giảm là do ảnh hưởng của thời tiết nên không có đủ nguyên liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu làm cho sản lượng xuất khẩu giảm dẫn đến doanh thu giảm. Tuy nhiên về giá thì năm 2007 có cao hơn so với năm 2006 nhưng không đáng kể. Doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 19%. Nhưng so với năm 2006 thì doanh thu vẫn còn giảm 0.6%. Đầu năm 2008 do ảnh hưởng của một số mặt hàng tăng, nhất là sự tác động của giá xăng dầu dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho việc thu mua nguyên liệu giảm. Mặt khác các khoản chi phí tăng làm cho giá sản phẩm xuất khẩu cao nên sản lượng xuất khẩu giảm. Nhưng tốc độ tăng của giá cao hơn tốc độ giảm của sản lượng nên làm cho doanh thu tăng.
Giá vốn hàng bán qua 3 năm giảm, giá vốn hàng bán giảm nhiều nhất là năm 2007 so với năm 2006 giảm 22%. Giá vốn giảm là đều đáng mừng nhưng sự giảm giá này một phần do sản lượng nguyên liệu mua vào giảm đối với công ty thì đây không phải là tín hiệu tốt. Nguyên nhân chủ yếu làm sản lượng giảm là do năm 2005 trở lại đây Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thành lập đội thuế ở cảng Tắc Cậu để chống thất thu thuế hải sản, nên làm cho việc thu mua nguyên liệu gặp khó khăn.
Chi phí tài chính năm 2007 so với năm 2006 tăng 22% nhưng đến năm 2008 giảm xuống 11%. Nguyên nhân chính là công ty vay USD lãi suất giảm rất nhiều so với vay VNĐ và vay được ưu đãi của ngân hàng phát triển, đồng thời chuyển từ vay trung dài hạn sang ngắn hạn. Còn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Cụ thể là chi phí bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng đột biến là 136%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008 công ty mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng chất lượng của sản phẩm nên đòi hỏi các chi phí bao bì, vận chuyển, chi phí hoa hồng tăng thêm,…nên làm chi phí bán hàng tăng thêm.Và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng. Chủ yếu là do công ty tăng lương cho nhân viên và trang b ị thiết bị văn phòng. Nhưng nhìn chung thì tổng chi phí tăng, do đó mà công ty cần phải biện pháp giảm chi phí nhưng phải hợp lý.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 so với năm 2006 tăng 8% nhưng đến năm 2008 giảm còn 4%. Lợi nhuận giảm là do đầu năm 2008 khủng hoảng kinh
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân
tế thế giới. Mặc dù chỉ tác động gián tiếp nhưng gây ra hậu quả khá lớn đến ngành xuất khẩu thủy sản trong nước nên làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm.
Lợi nhuận sau thuế nó thể hiện t ình hình hoạt động kinh doanh của công ty và lợi nhuận sau thuế cao nhất là năm 2007. Qua đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm có hiệu quả, mặc dù công ty bị ảnh hưởng của lạm phát trong thời gian qua gây khó khăn đến tài chính của công ty, làm cho việc đầu tư vốn để mua nguyên vật liệu giảm sút. Đồng thời biến động của tỷ giá hối đoái nên ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu. Do đó lợi nhuận năm 2008 có giảm nhưng không đáng kể. Đó cũng chính là nhờ sự nổ lực của toàn thể nhân viên công ty .
3.4.2. Tình hình tài chính của công ty qua 3 năm
Bảng 2: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Tỉ số Năm ĐVT 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 Số tiền % Số tiền %
1. Tài sản thanh khoản
Tỉ số lưu động Lần 1,283 1,418 1,327 0,135 10,489 (0,090) (6,364) Tỉ số thanh toán nhanh Lần 0,725 0,570 0,769 (0,155) (21,3618) 0,199 34,872
2. Hiệu quả hoạt động
Số ngày của một vòng Ngày 13,828 32,020 49,674 18,191 131,550 17,654 55,135 Luân chuyển Tài sản cố định Lần 12,514 9,298 10,145 (3,216) (25,700) 0,847 9,108
3. Khả năng sinh lời
Lợi nhuận sau thuế / doanh thu % 1,115 1,436 1,162 0,320 28,723 (0,274) (19,095) Lợi nhuận sau thuế / Tài sản có % 5,323 5,215 3,007 (0,108) (2,029) (2,208) (42,347) Lơi nhuận sau thuế / Vốn tự có % 15,818 11,825 10,543 (3,993) (25,245) (1,282) (10,842)
a) Tỷ số thanh khoản
Nhìn chung tỷ số thanh khoản trong năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 10,49% nhưng năm 2008/2007 lại giảm là 6,36%. Điều này cho ta thấy khả năng dùng tiền mặt và các khoản phải thu để trả nợ cho người bán là không cao. Nhưng không tính đến hàng tồn kho thì tỷ số thanh khoản này lại thấp hơn. Điều này chứng tỏ rằng một đồng nợ ngắn hạn không đảm bảo được một đồng tài sản lưu động. Đến năm 2008 tỷ số này tăng lên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ngày càng được cải thiện dần dần tránh được tình trạng ứ động vốn.
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân
b) Tỷ số hiệu quả hoạt động
- Qua phân tích ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng lên và cao nhất là năm 2008 xấp xỉ 50 ngày. Đây là tín hiệu không tốt. Vì sản phẩm của công ty là sản phẩm thủy sản nhanh hỏng nên dễ ảnh hưởng đến giá trị của sản