- Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin, gồm:
+ Chương trình Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp công nghệ thông tin về Hải Phòng.
+ Chương trình Hỗ trợ thành lập mới các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Hải Phòng.
+ Chương trình Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, bao gồm: Hỗ trợ (chính thức và không chính thức) khả năng bảo hộ nhãn hiệu; Hỗ trợ kinh phí thiết kế logo; Tư vấn đặt tên, tra cứu nhãn hiệu; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Tư vấn chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu.
+ Chương trình Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, các triển lãm, hội thảo, hội nghị về công nghệ thông tin; tìm kiếm đối tác; phát triển thị trường xuất khẩu, kích cầu thị trường trong nước.
+ Chương trình Hỗ trợ ươm tạo nhân lực công nghệ thông tin có kỹ năng chuyên môn sâu, chất lượng cao và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin.
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT:
+ Thực hiện tốt việc đổi mới đào tạo CNTT ở các trường đại học, cao đẳng theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
+ Xây dựng và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo CNTT, bảo đảm sự liên thông của các trình độ đào tạo, tăng tính thiết thực của chương trình và tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học CNTT. Khuyến khích sinh viên tham gia các khóa đào tạo và thi lấy các chứng chỉ chuyên môn về CNTT của các tổ chức quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia về CNTT;
+ Các trường đại học, cao đẳng tuyển chọn, tiếp thu có chọn lọc và triển khai đào tạo theo các chương trình CNTT tiên tiến của thế giới một cách thiết thực; + Xây dựng chương trình giảng dạy về CNTT theo mô đun kiến thức, cập nhật theo công nghệ mới và triển khai đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học. Áp dụng chương trình này cho các cấp học và giáo dục thường xuyên.
- Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo CNTT:
+ Tạo thuận lợi cho việc thành lập cơ sở đào tạo CNTT phù hợp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo nhân lực CNTT các trình độ;
+ Mở rộng quy mô, loại hình đào tạo về CNTT ở các cơ sở đào tạo CNTT, các cơ sở đào tạo giáo dục thường xuyên;
+ Đẩy mạnh đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa các cơ sở sử dụng và các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu của các doanh nghiệp, của xã hội;
+ Đẩy mạnh đào tạo văn bằng 2 trình độ đại học về CNTT.
- Xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT, bao gồm: xây dựng giải pháp đào tạo nhân lực có trình độ trên đại học, đại
học, cao đẳng, THCN về CNTT; đào tạo chuyên đề, bổ túc kiến thức cho một số người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, THCN các ngành khác chuyển sang hoạt động về CNTT hoặc có sử dụng CNTT; bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ, công chức, nâng cao năng lực sử dụng và quản lý thông tin, CNTT cho cán bộ quản lý.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản định hướng của Trung ương và thành phố về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung, phát triển công nghiệp nội dung số nói riêng, đề xuất các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển công nghiệp nội dung số thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng 2020; những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nội dung số thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng 2020 cho phù hợp để ngành công nghiệp nội dung số của thành phố Hải Phòng có thể phát triển nhanh nhất.
Việc nghiên cứu đề án “Phát triển công nghiệp nội dung số thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng 2020” là căn cứ, cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin cũng như quy hoạch phát triển công nghệ thông tin thành phố đến năm 2020; góp phần đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp nội dung số của Hải Phòng có định hướng, có kế hoạch, có hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh khu vực của thành phố; phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng; phục vụ cho việc phát triển công nghệ thông tin của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, từ đó tránh được đầu tư dàn trải, tránh lãng phí, xác định được các mục tiêu trọng điểm quyết định mang tính chiến lược, lâu dài cho sự phát triển công nghệ thông tin của thành phố để tập trung phấn đấu thực hiện, phù hợp với chiến lược phát triển chung của đất nước, hòa nhập với trào lưu chung của thế giới.