điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp nội dung số Hải Phòng đến 2020
a) Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố:
- Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Theo lý thuyết kinh tế học: công nghiệp hóa là quá trình được đánh dấu bằng một sự chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế chủ yếu là công nghiệp. Hiện đại hóa là quá trình gia tăng hàm lượng tri thức và kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả, tính hữu dụng cho những sản phẩm vật chất và phi vật chất được tạo ra bởi một nền kinh tế.
Đảng ta nêu quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một các phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nội dung cơ bản của CNH -HĐH được xác định là:
1. Phát triển nền sản xuất công nghệ cao.
2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 3. Nâng cao chất lượng sản phẩm nội tại.
4. Phát huy mọi tiềm năng xã hội để nâng cao năng suất lao động. 5. Hòa nhập thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.
Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chú trọng các giải pháp chính về: tiền vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản lý.
Trong những năm qua thành phố đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tăng cường phát triển khoa học công nghệ và từng bước đổi mới phương pháp quản lý. Tại Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XIII, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV có đánh giá: thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố đã đạt những kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vị thế, vai trò của Hải Phòng trong sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và đối với cả nước được nâng lên rõ nét.
b) Những kết quả đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010:
Kinh tế phát triển ổn định và liên tục tăng trưởng; cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô kinh tế thành phố phát triển nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tiên tiến; tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng được khai thác, phát huy toàn diện và hiệu quả hơn; khẳng định rõ tính chất, vai trò là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; đang từng bước trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ của vùng Duyên hải Bắc bộ; tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Tổng sản phẩm (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006- 2008 (bình quân tăng 12,76%/năm); từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bình quân trong 5 năm đạt 11,15%; gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Nhiều chỉ tiêu đạt cao, về trước kế hoạch từ 1 đến 3 năm, như sản lượng hàng hoá thông qua cảng, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Quy mô kinh tế tăng đáng kể; so với năm 2005, GDP năm 2010 gấp 1,7 lần, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm 2010 đạt 1.742USD/người); tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,3% (năm 2005 là 3,6%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiên tiến, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 87% năm 2005 lên 90% năm 2010 (trong đó dịch vụ tăng từ 50,8% lên 53%). Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, nhiều lợi thế phát triển nhanh, có thêm sản phẩm mới.
Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá cho đầu tư phát triển tăng nhanh tăng 30,1% so với mục tiêu Đại hội và gấp 2,5 lần giai đoạn 2001-2005; nguồn vốn chủ yếu từ nội lực (chiếm khoảng 85%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Ưu tiên khuyến khích dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng cao; loại bỏ dự án có công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường.
Tài chính, ngân sách khá ổn định. Thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu thu nội địa có sự chuyển biến tích cực.
Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ lực, chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón DAP… Đã từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tầu, sản xuất kim loại lớn của vùng và cả nước. Một
số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính...
Kinh tế dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên, tạo sức tác động lan tỏa bước đầu đối với vùng, miền và vươn ra quốc tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; góp phần tích cực, trực tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, từng bước trở thành một trong các trung tâm dịch vụ lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ. GDP ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP của thành phố. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ theo hướng hiện đại, nhất là hạ tầng cảng, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, du lịch. Hệ thống cảng biển được mở rộng, nâng cấp, phát triển hướng ra biển, hiện đại hóa phương tiện, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh. Hoạt động dịch vụ cảng biển phát triển khá mạnh. Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn tăng nhanh, đạt trước 2 năm so với mục tiêu Đại hội 13 đề ra. Dịch vụ kho bãi phát triển mạnh, đa dạng; năng lực vận tải (đường bộ, đường biển) được nâng lên; vận tải biển tiếp tục củng cố vai trò là một trung tâm của cả nước. Thương mại phát triển khá toàn diện; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 23,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 1,94 tỷ USD, tăng bình quân 18,76%/năm, đạt kế hoạch. Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng nhanh; cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có chuyển biến tích cực; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng khá. Du lịch phát triển trên nhiều lĩnh vực, thu hút khoảng 4,2 triệu lượt khách vào năm 2010 (chỉ tiêu Đại hội 5,6 triệu lượt khách). Chú trọng khai thác lợi thế về du lịch biển. Đảo Cát Bà và Đồ Sơn được tập trung đầu tư cùng với khu du lịch vịnh Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước. Bưu chính, viễn thông phát triển mạnh, số doanh nghiệp tăng hơn 2 lần so với năm 2005; thuê bao điện thoại và internet tăng nhanh; mạng viễn thông đã phủ khắp thành phố, kể cả huyện đảo Bạch Long Vỹ. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin phát triển khá nhanh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính và doanh nghiệp. Các dịch vụ mới như kinh doanh bất động sản, tư vấn, bảo hiểm, cho thuê tài chính, ngân hàng, chứng khoán... phát triển khá. Hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, công ích, tư vấn… được đẩy mạnh, mở rộng theo hướng xã hội hoá và đạt được kết quả tích cực. Dịch vụ tư vấn đầu tư sản xuất- kinh doanh, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, pháp lý, xây dựng và quản lý đô thị phát triển đa dạng, theo hướng chuyên nghiệp, từng bước đồng bộ, chất lượng được nâng lên. Các dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư có nhiều tiến bộ, hỗ trợ tốt cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học-công nghệ.
Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo đảm an ninh lương thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40-42% giá trị của toàn ngành nông nghiệp (năm 2005 chiếm gần 35%). Phát triển khá nhanh các mô hình trang trại và vùng sản xuất tập trung chuyên canh; đồng thời quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác đạt bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm). Từng bước thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.
Kinh tế biển, khai thác khá toàn diện lợi thế biển và cảng biển; các ngành kinh tế biển truyền thống tiếp tục được đầu tư, nâng cao năng lực, có tốc độ phát triển nhanh, cải thiện sức cạnh tranh; vai trò là một trong những trọng điểm kinh tế biển của cả nước được khẳng định rõ hơn. Quy hoạch phát triển kinh tế biển Hải Phòng đến năm 2020 được xây dựng, triển khai phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và của vùng. Xây dựng quy hoạch chung Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải đến năm 2025 theo hướng là một trung tâm kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực của vùng Duyên hải Bắc bộ và cả nước.
Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh. Công tác sắp xếp, đổi mới, trọng tâm là cổ phần hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được thực hiện tích cực, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và lộ trình của Chính phủ. Kinh tế nhà nước sử dụng có hiệu quả hơn, giữ vững vai trò chủ đạo trong một số ngành quan trọng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Kinh tế tập thể tiếp tục được củng cố, xuất hiện mô hình, nhân tố mới có tính liên kết, hợp tác, hoạt động hiệu quả hơn; đóng góp khá tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng cộng đồng… Kinh tế tư nhân phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, mở rộng lĩnh vực hoạt động, tham gia vào hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm và đóng góp ngày càng lớn vào tổng GDP của thành phố. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, gia tăng năng lực sản xuất của một số ngành quan trọng; nâng cao năng lực xuất khẩu, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, trên nhiều mặt có chuyển biến rõ nét. Thành phố ban hành nhiều chủ trương, cơ chế chính sách thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh chung của thành phố và của nhiều doanh nghiệp được nâng lên. Công bố bộ thủ tục hành chính dùng chung cho các ngành, các cấp; thực hiện đơn giản hoá, cắt giảm trên 30% thủ tục hành chính; hầu
hết các sở, ngành, quận, huyện đã thực hiện cơ chế “một cửa” theo hướng độc lập chuyên trách, “một cửa” liên thông, hiện đại. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết thủ tục hành chính có chuyển biến tích cực.
Thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được triển khai đồng bộ và tập trung cao, đạt kết quả bước đầu quan trọng. Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển chung của Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam… đã thể hiện rõ vị trí, vai trò động lực phát triển của Hải Phòng trong mối quan hệ liên vùng và trên “hai hành lang, một vành đai” hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc. Từ đó tạo điều kiện để Hải Phòng huy động toàn diện, đồng bộ lợi thế của thành phố cảng, phát triển nhanh, bền vững, thúc đẩy các địa phương trong vùng phát huy tiềm năng, lợi thế cùng phát triển.
- Về phát triển đô thị, hạ tầng giao thông:
Đô thị phát triển cả về quy mô và diện mạo theo các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ương, với chức năng trung tâm cấp quốc gia, mang bản sắc cảng biển, văn minh, hiện đại. Chú trọng phát triển các khu đô thị mới, cải tạo, nâng cấp đô thị cũ; đầu tư nâng cấp khá đồng bộ các công trình cấp, thoát nước, điện, thông tin liên lạc, công viên cây xanh, vệ sinh đô thị, văn hoá, thể dục thể thao, du lịch, y tế… Đô thị nông thôn được quan tâm, có khởi sắc, tạo sự kết nối giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Công tác quản lý đô thị được tăng cường; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý trật tự xây dựng, quản lý quỹ nhà công; triển khai một số dự án nhà ở xã hội, nhà công vụ. Quản lý trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, văn minh đô thị có chuyến biến khá rõ nét. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển đô thị có nhiều tiến bộ; chất lượng được nâng lên, thể hiện sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo tính liên ngành, liên vùng, hạn chế tình trạng khép kín, cục bộ.
Một số dự án phát triển hạ tầng giao thông, đô thị quy mô lớn, có vị trí trọng yếu và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Hải Phòng và vùng kinh tế phía Bắc được chủ động và tích cực triển khai. Nâng cấp chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đô thị trung tâm, các thị trấn, thị tứ theo hướng đồng bộ. Vốn đầu tư phát triển đô thị tăng nhanh, đạt mức tăng bình quân trên 10%/năm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ, bền vững, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; trên nhiều mặt tạo được sự chuyển
biến tích cực, rõ nét. Đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng trên địa bàn nông thôn tăng khá nhanh cả về số dự án và vốn, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung; thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”, tạo tiền đề cho quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất hàng hoá nông sản quy mô lớn; khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Đầu tư, nâng cấp giao thông nông thôn; 100% đường liên huyện