Sơ lược xu hướng phát triển công nghiệp nội dung số phục vụ sự nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020 (Trang 36 - 40)

4. Nhận xét chung

1.2. Sơ lược xu hướng phát triển công nghiệp nội dung số phục vụ sự nghiệp

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố Hải Phòng

a) Xu hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020:

- Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế: Dịch vụ:

Thời kỳ 2011-2020: Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm thương mại, giao dịch ngoại thương, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực; trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ; trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế lớn thứ 3 của Việt Nam.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 14,4-15,0%; tỷ trọng dịch vụ trong GDP của thành phố đạt 63-64%. Ngành dịch vụ chủ lực như dịch vụ biển, du lịch, thương mại sẽ phát triển với tốc độ cao.

Công nghiệp - xây dựng:

Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng cao và hiệu quả. Tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2011-2020 là 14%. Đưa tỷ trọng trong GDP lên 33-34% vào năm 2020. Nâng dần vị thế của công nghiệp Hải Phòng trong công nghiệp vùng Bắc Bộ và của ngành công nghiệp cả nước; phấn

đấu đến sau năm 2015, một số phân ngành, sản phẩm công nghiệp của Hải Phòng có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và thế giới.

Nông - lâm nghiệp:

Bảo đảm tốc độ tăng nhanh, bền vững, đạt khoảng 6,4%/ năm trong giai đoạn 2011-2020. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng chăn nuôi.

Về thuỷ sản, phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm thuỷ sản của vùng, là đầu mối chính cung ứng nhu cầu thuỷ, hải sản của các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp.

Về lâm nghiệp, chú trọng công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng. - Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng lưới giao thông ra các tỉnh lân cận tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 10 và quốc lộ 5 kéo dài tới cảng nước sâu Lạch Huyện, tuyến nối đường vành đai III của Hà Nội để gia tăng giao thông giữa Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Hệ thống cảng biển: Nạo vét luồng lạch, hiện đại hoá cảng Hải Phòng và xây dựng cảng Đình Vũ.

+ Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường sắt tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng. Mở các tuyến mới xuất phát từ Cam Lộ đến các bến cảng, khu công nghiệp, khu đô thị.

+ Đường sông: Khơi các tuyến đường sông và luồng lạch, xây dựng hệ thống cảng sông trên các huyện, các cảng khách nội địa đi Cát Bà, Cát Hải và Quảng Ninh.

+ Hàng không: Cải tạo và nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế; xây dựng các trạm đỗ máy bay du lịch loại nhỏ ở Cát Bà và Đồ Sơn.

- Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội:

+ Phát triển dân số: Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch gia đình nhằm ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1-1,1%.

+ Giáo dục đào tạo: 80% trường tiểu học, 80% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 có 100% trường lớp các cấp học; bậc học đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập bậc trung học phổ thông vào năm 2010. Từ năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Y tế và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân: Đến năm 2010, bình quân 1 vạn dân có 8 bác sỹ, 50 giường bệnh với trang thiết bị y tế hiện đại và đến năm 2020 có 12 bác sỹ/1 vạn dân và 70 giường bệnh/1 vạn dân.

+ Xoá đói giảm nghèo: Đến năm 2010 còn 5% hộ nghèo (theo chuẩn mới), không còn hộ đói và đến 2020 chỉ còn 1% hộ nghèo.

- Bảo vệ môi trường:

+ Đến năm 2010 có 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh và tỷ lệ này tăng lên mức 95-100% vào năm 2020.

+ Đẩy mạnh giáo dục cộng đồng và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Quốc phòng - an ninh:

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài và du lịch với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự toàn xã hội tại Hải Phòng. Quan tâm công tác bảo vệ quốc phòng - an ninh trong quá trình cơ cấu lại kinh tế - xã hội của thành phố, bảo đảm an ninh cho vùng Bắc Bộ và trực tiếp là vùng đồng bằng sông Hồng.

- Quy hoạch phát triển không gian, lãnh thổ:

+ Khu vực đô thị: Đến năm 2020, hệ thống đô thị của Thành phố bao gồm khu vực đô thị hiện có, các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các thị trấn.

+ Khu vực nông thôn: Vành đai I phát triển sản xuất rau, hoa, cây cảnh; Vành đai II phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm; Vành đai III phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi tập trung chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, gia cầm và bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu của Hải Phòng, Quảng Ninh và xuất khẩu; Vành đai IV phát triển sản xuất lương thực, cây ăn quả; Vành đai V phát triển sản xuất cây lâm nghiệp, cây ăn quả.

+ Vùng biển và ven biển: Phát triển hệ thống cảng biển bằng nguồn lực tổng hợp, phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống cảng bảo đảm đủ khả năng phục vụ cho lượng hàng hoá thông qua cảng khoảng từ 25-30 triệu tấn vào năm 2010 và 70- 80 triệu tấn vào năm 2020; Phát triển công nghiệp và đô thị vùng biển và ven biển: Hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung và các dải hành lang đô thị ven biển gắn với trục công nghiệp chiến lược đường quốc lộ số 5, đường quốc lộ số 10 và cảng Hải Phòng tạo thành một chùm đô thị - công nghiệp có sức thu hút và lan toả lớn, đóng vai trò là động lực đối với sự phát triển của vùng Bắc Bộ.

Hiện nay phần lớn các quốc gia đều giới hạn khái niệm công nghiệp nội dung số trong những lĩnh vực mà nước đó có thế mạnh hoặc tiềm năng lớn để phát triển.

Hàn Quốc đã và đang nổi lên là một "Hollywood của thế giới game". Vì thế không có gì ngạc nhiên khi mà mỗi người dân của xứ sở kim chi nếu được hỏi về nội dung thông tin số đều nghĩ đến trò chơi trực tuyến và các hình thức giải trí qua điện thoại di động. Chính phủ nước này cũng coi đây là một trong những nội dung hàng đầu trong phát triển ngành công nghiệp điện tử hiện đại.

Các lĩnh vực chính:

• Trò chơi trực tuyến và trò chơi tương tác

• Các giải pháp, phần mềm tạo dựng, thao tác và quản trị nội dung • Phim hoạt hình kỹ thuật số

• Nội dung cho mạng Internet • Nội dung cho thiết bị di động • Học tập điện tử

• Nhạc số, TV, phim số Chiến lược phát triển:

c) Xu hướng phát triển công nghiệp công nội dung số tại Việt Nam:

Muốn phát triển công nghiệp nội dung thì trước hết phải đặt trong bối cảnh chung là phát triển ngành công nghiệp phần mềm và cũng cần tính đến các yếu tố khác như kinh nghiệm, môi trường. Việt Nam không nên nóng vội để đưa ra những

biện pháp quá cấp bách mà không nhìn cái nền chung của ngành công nghiệp phần mềm trong nước chưa thực sự mạnh.

Xu hướng hiện nay tại Việt Nam là công nghiệp nội dung số phát triển cần ưu tiên các vấn đề chăm sóc sức khỏe trực tuyến và giáo dục, học tập qua mạng, khi có 1 hệ thống giáo dục tốt thì có thể làm được rất nhiều điều. Các khoá học trên mạng có khả năng mở rộng diện người tiếp cận. Mỗi ngày đi làm về họ lại có thể lên mạng tự đào tạo mình còn việc chăm sóc sức khỏe thì Internet có thể giúp chúng ta kết nối đến mọi vùng miền khác nhau.

Một đại diện của Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG cho biết thị trường nội dung số tại VN sẽ rất phát triển. Hãng này có thể dành mức đầu tư 100 triệu USD và dự kiến giá trị sẽ tăng lên khoảng 50 lần. "Chúng tôi quan tâm tới e-learning và e- health nhưng Chính phủ cũng nên có biện pháp tăng broadband lên cũng như cải thiện về cơ cấu chính sách chắc chắn để giúp doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển", người này nói.

Các chuyên gia nước ngoài cũng cùng nhận định đối ngành công nghiệp nội dung số ở VN điều cần chuẩn bị là đầu tư vào đào tạo để có đội ngũ công nhân có tay nghề đồng thời tìm được động lực cho những người tham ra vào ngành, từ đó tập trung nguồn lực vào từng lĩnh vực cụ thể.

Trên thế giới, ngành công nghiệp nội dung số đã bùng nổ và phát triển mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo Công ty nghiên cứu và tư vấn quốc tế PwC, năm 2002 tổng doanh thu của ngành này trên toàn cầu là 172 tỷ USD và sẽ đạt 430 tỷ USD vào năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm.

d) Xu hướng phát triển công nghiệp nội dung số của thành phố Hải Phòng:

Thông qua nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn đối với phát triển công nghiệp nội dung số của thành phố Hải Phòng; xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng; xu hướng phát triển công nghiệp nội dung số trên thế giới; xu hướng phát triển công nghiệp nội dung số tại Việt Nam. Từ đó tiến hành nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển công nghiệp nội dung số của thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

Xu hướng phát triển công nghiệp nội dung số của thành phố Hải Phòng cũng không thể tách rời xu hướng của Việt Nam: tập trung trong các lĩnh vực giáo dục trực tuyến, chăm sóc sức khỏe qua mạng, mua bán trực tuyến, dịch vụ gia tăng cho điện thoại di động…

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)