6. Kết cấu đề ta 4 ̀
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
3.2.1.1. Về sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Là yếu tố đặt nên hàng đầu của đại bộ phận người tiêu dùng khi chọn lựa sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng một cách tối đa thì sẽ giành được thị phần cao hơn. Giá cả quy luật giá trị đã chỉ ra rằng: với cùng một sản phẩm có chất lượng như nhau thì nếu sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ thắng trong cạnh tranh và ngược lại thì sẽ bị thị trường đào thải
33
Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ tối đa giá thành xây lắp công trình.
Là một doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm là các công trình xây dựng có giá trị cao, tuổi thọ công trình dài. Công ty luôn nhận thức được chỉ có đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt thì mới đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng công trình và cạnh tranh lâu dài được trên thương trường với các công ty khác. Công ty cũng đã tham dự đấu thầu một số công trình nhưng đều thất bại mà nguyên nhân chính là do tình trạng giá vốn hàng bán còn cao, giá dự thầu cao hơn giá dự toán công trình đã được phê duyệt. Điều này đã làm giảm khả năng tích luỹ, mở rộng sản xuất, giảm đầu tư và năng lực cạnh tranh của công ty. Do vậy, biện pháp hạ thấp giá thành nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.
Giá thành là một yếu tố rất quan trọng khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Với chất lượng như nhau thì giá cả là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với một công ty xây dựng thì yếu tố này lại càng có ý nghĩa quan trọng vì giá trị của công trình thường khá lớn. Doanh nghiệp nào có yếu tố giá cả thấp hơn sẽ được các chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn.Vậy để giảm được yếu tố này thì công ty cần tìm biện pháp nhằm giảm giá thành xây lắp đến mức có thể để tăng năng lực cạnh tranh.
Công thức: GXL= CPNVL + CPNC + CPC CPNVL: chi phí nguyên vật liệu
CPNC: chi phí nhân công CPC: chi phí sản xuất chung
Theo công thức trên thì giá thành xây lắp thì bằng chi phí nguyên vật liệu cộng với chi phí nhân công cộng với chi phí sản xuất chung. Do vậy để làm giảm giá thành thì ta sẽ tìm mọi biện pháp nhằm giảm được ba chi phí trên.
Trước hết là hạ thấp chi phí nguyên vật liệu (CPNVL): công ty phải quan tâm đến công tác thu mua nguyên vật liệu từ giá cả, điều kiện thanh toán, số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng nhằm tránh mua phải nguyên vật liệu kém chất lượng và không được giao hàng đúng thời gian làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phải kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu nhằm giảm thiểu hao hụt, thất thoát gây lãng phí, đồng thời giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu trong suốt quá trình thi công các công trình đặc biệt là định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt vật liệu phải trong phạm vi quy định.
Ngoài ra, công ty phải tận dụng triệt để nguồn nguyên vật liệu sẵn có do công ty tự sản xuất ra vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liêu với chi phí thấp nhất.
34
Hạ thấp chi phí nhân công (CPNC): bằng cách tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ cơ giới hoá và tự động hoá trong thi công. Sắp xếp và phân công công việc một cách hợp lý, đúng người đúng việc, nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả trình độ, năng lực của công nhân viên trong công ty. Tổ chức biện pháp thi công khoa học, đúng quy trình kỷ thuật nhằm tiết kiệm chi phí nhân công, xe máy, xây dựng quy chế khoán hợp lý để khuyến khích công nhân tăng năng suất và hiệu quả công việc .
Hạ thấp chi phí sản xuất chung (CPC): thông qua việc giảm tối đa chi phí quản lý, sắp xếp và tổ chức lại bộ máy của công ty cho bớt cồng kềnh, giảm thiểu những bộ phận không cần thiết làm tăng chi phí, giảm thiểu chi phí hội họp, điện nước...
Ngoài ra, Công ty phải tiến hành sản xuất đúng quy trình đã thống nhất từ khâu kiểm tra vật liệu đầu vào, biện pháp tổ chức thi công, nghiệm thu giai đoạn nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp xử lý để tránh những thiệt hại lớn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty trên thương trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn
Để nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, Công ty cần có chiến lược đầu tư đổi mới trang thiết bị hợp lí. Đồng thời Công ty phải đưa công cụ quản lí chất lượng hiện đại theo tiêu chuẩn ISO thật sự góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bản quyền, để khẳng định vị thế của doanh nghiệp.
Trên cơ sở thực trạng của Công ty và của toàn ngành xây dựng, một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn như sau:
Kiên quyết chấn chỉnh ngay việc không chấp hành đúng các quy chuẩn, quy trình quản lí chất lượng, quy định thể hiện hồ sơ tư vấn của Công ty. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm từ chối và chịu trách nhiệm vè bất cứ biểu hiện sai phạm nào liên quan tới các khiếm khuyết này.
Tăng cường trách nhiệm trong công tác tư vấn trên tất cả các khâu, đặc biệt trách nhiệm của chủ nhiệm đồ án từ khâu lấy yếu tố đầu vào đến bao quát phối hợp giữa các bộ phận. Mạnh dạn đề xuất trong trường hợp cần thiết, từ chối những đòi hỏi không chính đáng cảu nhà đầu tư.
Tăng cường tính khoa học và chuyên nghiệp trong sắp xếp hồ sơ. Khuyến khích tư duy sáng tạo, đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các kiến trúc sư, kỹ sư trẻ có năng lực phát huy tư duy sáng tạo, phát huy vai trò bình đẳng trong mọi công việc.
Khuyến khích sử dụng các kỹ thuật vật liệu mới. Đồng thời chấm dứt tình trạng đối phó, tắc trách dẫn đến lãng phí tài nguyên, làm tăng vốn đầu tư. Tăng cường trao đổi, đối thoại trong phạm vi toàn công ty để có giải pháp ngay từ đầu.
35
Đẩy mạnh và khuyến khích tìm tòi sáng tạo thông qua công tác thi tuyển nhân sự, tăng cường công tác tham quan tập huấn kỹ thuật thông tin khoa học theo chuyên ngành. Các biện pháp trên phải có chế tài cụ thể, có chế độ thưởng phạt phân minh và nghiêm khắc thì mới thực hiện được lâu dài.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: phát triển một số sảm phẩm nhà ở cho, hoặc thiết kế xây dựng kiểu mới mở ra giải pháp cho không gian kiến trúc mới tiện nghi, lịch sự, mang tính thẩm mỹ cao, nhưng cũng đậm nét văn hóa của địa phương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Phân phối sản phẩm
Doanh nghiệp cần xây dựng và kiến tạo được mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, chuyên nghiệp. Đó không chỉ là cách đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà đó còn là cách quảng bá hình ảnh của công ty. Các kênh phân phối này cần phải liên kết trao đổi thông tin với nhau và đưa thông tin phản hồi chính xác từ phía khách hàng tới công ty và ngược lại.
Ngoài những hoạt động Công ty đang thực hiện như hoạt động quảng cáo, khuyến mãi trong thời gian tới Công ty cần thành lập trang WEB của Công ty, bổ sung những sản phẩm đang sản xuất, tiêu thụ và những mẫu thiết kế công trình hiện nay. Riêng đối với các mẫu nhà khi chào mẫu cho khách hàng thì ngoài các chỉ tiêu thông thường theo yêu cầu của khách hàng Công ty nên gợi kèm theo một bản đồ thị về sản phẩm nhà ở đẹp do các máy móc của phòng kĩ thuật vẽ ra.
Mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối: tận dụng cơ hội nhu cầu nhà ở tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng Công ty có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới các kênh phân phối tiếp thị để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Nên tiếp cận với hai đối tượng là các kĩ sư tư vấn thiết kế, và những khách hàng cảu công ty sẽ đem lại thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Về chăm sóc khách hàng Công ty cần phải chủ động hơn nữa trong công tác chăm sóc khách hàng. Nếu như trước đây việc chăm sóc khách hàng chủ yếu do bộ phận văn phòng tổng hợp thực hiện nhưng các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng liên quan chủ yếu tới tính chất của sản phẩm nên nhiều khiếu nại khi trả lời các thắc mắc của văn phòng tổng hợp là không thỏa đáng. Do đó giờ đây để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng Công ty phải lập một đường dây nóng, đường dây này phải liên hệ trực tiếp đến Trưởng bộ phận có liên quan để giải quyết các trường hợp đột xuất cho khách hàng.
3.2.2.2. Phát triển các nguồn lực doanh nghiệp
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp nó thể hiện tiềm lực cạnh tranh mạnh hay yếu của doanh nghiệp trên thương
36
trường. Do đó cần tăng cường công tác thu hồi vốn kết hợp với việc lựa chọn nguồn vốn và huy động vốn cho phù hợp
Với công tác thu hồi vốn: tăng cường và giám sát trách nhiệm của cán bộ làm công tác thu hồi vốn, nâng cao khả năng đàm phán và thương lượng. Đối với các khoản nợ đọng cần có thái độ cương quyết, có biện pháp giải quyết dứt điểm tránh tình trạng để ùn tắc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của công nhân viên.
Bên cạnh đó công ty có thể áp dụng chiến lược giá theo điều kiện tín dụng, tức là trong bản hợp đồng công ty nên ghi rõ với chủ thầu thời gian thanh toán, nếu trả trước thời hạn trong khoảng thời gian nào thì được giảm giá bao nhiêu phần trăm. Ngược lại Chủ đầu tư chậm thanh toán phải chịu tiền lãi theo lãi suất quá hạn của ngân hàng.Điều này sẽ khuyến khích nhà thầu nhanh chóng quyết toán cho công ty, điều này sẽ giúp công ty giảm thiểu được chi phí lãi vay, thu hồi vốn nhanh hơn và có vốn để đầu tư vào các dự án khác.
Với công tác huy động và thu hút vốn: vấn đề huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn luôn là bài toán khó cho mọi doanh nghiệp và công ty cũng không nằm ngoài số đó. Hiện tại công ty đang tăng cường huy động nguồn vốn từ các cổ đông, các tổ chức tín dụng và từ thị trường tài chính, ngoài việc dùng nguồn vốn đó đầu tư cho lĩnh vực chính là xây lắp thì công ty cũng đã mở rộng đầu tư sang lĩnh vực khác. Biện pháp này sẽ giúp công ty tăng được năng lực cạnh tranh so với nhiều doanh nghiệp xây dựng khác.
Đối với những tài sản dưới dạng máy móc thiết bị đã khấu hao hết, không còn giá trị sử dụng, làm giảm năng suất và chất lượng công trình thì tiến hành thanh lý nhằm thu hồi vốn đầu tư, giảm chi phí bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng. Điều này vừa giúp công ty có vốn để đầu tư mới, lại vừa giảm được chi phí, hạ giá thành tăng năng lực cạnh tranh cho công ty.
Ngoài ra công ty cũng phải không ngừng duy trì, củng cố mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để nhận được sự bảo lãnh, ủng hộ của họ khi tham dự thầu, phát hành trái phiếu trong công chúng.
Phát triển nguồn nhân lực
Đây là yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp, là nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt. Tuy nhiên, không phải cứ có nguồn nhân lực dồi dào thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó cao, mà nó phải được thể hiện ở chất lượng lao động đó như thế nào.
Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại và tăng cường giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên . Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: vì là một ngành đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật cao, có tính chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, do vậy công ty cần tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Chính điều này sẽ giảm rất nhiều chi phí và nâng cao được chất lượng công trình mà công ty đã thi công.
37
Công ty luôn nhận thấy rằng con người là nhân tố đầu vào vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty. Do vậy đào tạo con người là con đường ngắn nhất để tiếp cận với khoa học kỹthuật tiến tiến và nghệ thuật quản lý kinh tế hiện đại. Để nâng cao được chất lượng cán bộ công nhân viên công ty nên thực hiện một số biện pháp sau
Lập kế hoạch hàng năm việc thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ công ty, phải xác định rõ đối tượng, sốlượng, bố trí sử dụng sau khoá đào tạo. Ngoài ra công ty có thể mời người về giảng dạy tại công ty cho cán bộ công nhân viên giúp họ vừa tiết kiệm được chi phí thời gian, lại vừa có thể thực hành, điều này rất tốt để nâng cao kiến thức của người lao động.
Vì công trình thi công bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết rất nhiều và có tính thời vụ nên đôi khi thừa lực lượng lao động, khi lại thiếu rất nhiều. Do vậy, Công ty phải có kế hoạch, tiêu chuẩn tuyển dụng lao động ngắn hạn hoặc thời vụ đối với lao động giản đơn để đáp ứng được tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình.
Sàng lọc đội ngũ cán bộ trong bộ máy không còn đủ sức khoẻ, trình độ sang bộ phận giản đơn hoặc cho nghỉ theo chế độ, thay vào đó là những người có đủ thể lực và trí lực có thể vận hành hiệu quả guồng máy công ty, có thể thông qua tuyển dụng nguồn từ bên ngoài.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lái xe, lái máy, thợ sửa chữa cho phù hợp yêu cầu mới. Khuyến khích tạo động lực cho người lao động.
Xây dựng chế độ lương, thưởng hợp lý. Đây là công cụ để kích thích người lao động làm việc hăng say, làm việc với năng suất cao hơn, thu hút nhân tài và duy trì họ gắn bó lâu dài với công ty. Việc tạo động lực cho người lao động là việc làm quan trọng để giữ chân người tài. Việc làm này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục với chế độ rõ ràng. Tạo môi trường làm việc chan hòa, cời mở, thân thiện trong mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.
Trình độ công nghệ
Là thời đại của khoa học công nghệ nên doanh nghiệp nào có trình độ công nghệ cao sẽ chiếm được ưu thế cao hơn. Doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và áp dụng những công nghệ mới vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Phát huy các biện pháp cải tiến kỹ thuật, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi công. Mặc dù máy móc thiết bị công ty nhiều và đa dạng xong nhiều thiết bị cũng đã cũ và lạc hậu mà với tiềm lực hiện có của công ty thì chưa thể mua được những công nghệ mới, hiện đại của nước ngoài. Mà thiết bị của Công ty thì đa phần đã "già" năng suất thấp, tăng thêm nhiều chi phí bảo dưỡng, sửa
38
chữa cho công ty. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa, công ty nên thực hiện theo các hướng chính sau
Thứ nhất, đối với những thiết bị đã quá cũ và không còn giá trị sử dụng