6. Kết cấu đề ta 4 ̀
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém; Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý, quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức
30
trên các phương diện: quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu.
Quy mô vốn còn nhỏ so với những đối thủ ca ̣nh tranh hiê ̣n ta ̣i trên đi ̣a bàn . Về khả năng sử dụng hiệu quả vốn của công ty còn thấp, vì ngành xây dựng có thời gian thi công các công trình kéo dài nên khả năng quay vòng vốn lưu động chậm, gây ứ đọng vốn, cản trở công tác đầu tư. Tình trạng thu hồi vốn chậm là do sau khi bàn giao và thanh quyết toán các công trình của công ty chủ đầu tư không thanh toán hết, chủ yếu là do ngân sách nhà nước thiếu vốn.
Mặt khác nguyên vật liệu, hàng tồn kho tăng phát sinh thêm nhiều chi phí như: chi phí lưu kho, bến bãi, chí phí bảo quản, chi phí vận chuyển, bốc dỡ do chưa biết sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực đầu vào, gây lãng phí và tăng chi phí không cần thiết... Điều này làm tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh của công ty.
Mặc dù công tác nhân sự đã được công ty chú trọng song so với đòi hỏi của thực tế vẫn còn nhiều hạn chế như: công ty đang thiếu nhiều cán bộ có kỹ thuật chuyên môn giỏi, công nhân có tay nghề cao do chế độ đãi ngộ và đề bạt trong công ty còn chưa thoả đáng chính vì vậy đã làm giảm năng lực phấn đấu vươn lên của cá nhân, do vậy trình độ của cán bộ tuy đã có nhưng lại không được phát huy.
Công tác Marketing chưa được quan tâm, cán bộ làm bộ phận này chưa thực sự nhanh nhạy để nắm bắt cơ hội và khai thác thị trường, thông tin phản hồi về công ty còn chậm nhất là vấn đề giá cả vật tư đầu vào, thông tin các đối thủ cùng dự thầu một công trình, nên gây khó khăn cho công ty trong việc đề ra các chiến lược cạnh tranh như đơn giá dự thầu…
31
Chương 3. Mô ̣t số giải pháp kiến nghi ̣ nhằm nâng cao năng lực ca ̣nh tranh tại công ty TNHH tư vấn và xây dựng 1-5 tỉnh Điện Biên