Nguy cơ (Threats)

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty tnhh tư vấn và xây dựng 1-5 tỉnh điện biên (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu đề ta 4 ̀

2.3.4. Nguy cơ (Threats)

Nguy cơ là những yếu tố có khả năng đe dọa đến vị trí hiện thời của công ty, là những nhân tố có tính chất cạnh tranh với công ty, là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo xu hướng thị trường ngành nào có tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì sự cạnh tranh càng khốc liệt. Điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều các công ty nhảy vào kinh doanh ở các ngành có lợi nhuận cao và ngành xây dựng chính là ngành đó . Ở trong nước đã có rất nhiều công ty cùng kinh doanh loại sản phẩm như công ty TNHH tư vấn và xây dựng 1-5 tỉnh Điện Biên. Hiện tại Công ty đang có hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 và Công ty TNHH Trường Thọ, với thị trường tỉnh Điện Biên nhỏ bé như hiện nay thì mức độ cạnh tranh càng khốc liệt. Điều này đe dọa đến thị phần của Công ty sẽ bị suy giảm hay đúng hơn là bị các công ty khác chiếm mất.

Công ty không chỉ kinh doanh một ngành nghề xây lắp, xây dựng mà còn tiến hành kinh doanh nhà hàng khách sạn, kinh doanh xăng dầu, gas nên nguy cơ bị chiếm mất thị trường hay thị phần giảm xuống là rất lớn. Những nguy cơ từ

26

bên ngoài là tương đối lớn, sức ép của việc năng cao khả năng cạnh tranh của công ty là tất yếu và không thể thiếu trong diều kiện hội nhập kinh tế thế giới.

Ngoài ra giá nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng ngày càng tăng, dẫn tới giá thành xây dựng cũng tăng theo làm ảnh hưởng tới giá chào hàng hay giá dự thầu của doanh nghiệp.

Tình hình thế giới có nhiều căng thẳng từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tới khủng hoảng chính trị của Ukraina, Thái Lan, hay chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên đều là cho tình hình kinh tế - chính trị xấu đi. Trong thế gới phẳng hiện nay khi tình hình thế giới có nhiều biến động như vậy thì không có một nước nào nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nó, do vậy việc đầu tư cho vay tín dụng của nhà nước ta cũng có phần hạn chế, kiểm soát chặt chẽ hơn, mang tính áp đặt nhiều hơn. Đồng thời người dân cũng cảm thấy lo lắng hơn về sự an toàn của các dự án đầu tư, từ đó họ thích tích trữ tiền hơn là cho vay. Chính vì điều đó làm cho nguồn vay tín dụng gặp khó khăn.

Ngoài ra tình hình thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay cũng tạo điều kiện cho nhiều phần tử xấu phá hoại lật đổ, chống phá nhà nước, gây mất trật tự an ninh xã hội, hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân. Từ đó cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản xuất của Công ty đặc biệt địa bàn hoạt động của Công ty lại nằm tại tỉnh biên giới giáp Lào và Trung Quốc (nơi có vị trí trọng yếu và đặc biệt nhạy cảm về quan hệ quốc tế).

28

Các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT

Chiến lược phát triển thị trường (S1, S3, S5, O1, O3, O5) chiến lược này có các mặt mạnh: khả năng tài chính, năng lực và trình độ nhân viên với quản lý, chất lượng sản phẩm, tinh thần làm việc của người lao động, uy tín của Công ty, từ đó công ty có thể mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận, để tăng thị trường chiếm lĩnh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ dành cho người tiêu dùng lựa chọn. Với mục tiêu tăng doanh thu và cãi thiện lợi nhuận với cơ hội thị trường đang phát triển cùng với uy tín của công ty và chất lượng sản phẩm.

Chiến lược thâm nhập thị trường (S3, S2, O1, O4) với chiến lược này Công ty tận dụng đểm mạnh là uy tín và chất lượng sản phẩm để tăng thị phần hiện nay nhằm mục đích tăng doanh thu với cơ hội là nhu cầu xây dựng ngày càng tăng và thu nhập bình quân đầu người tăng.

Chiến lược phát triển sản phẩm (S1, S3, O1, O3, O6) theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm mới với sự trợ giúp và đầu tư vào khoa học công nghệ mới: với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì Công ty đã đưa ra chiến lược nhằm tận dụng cơ hội: Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, nguồn nguyên vật liệu dồi dào, công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến. Dựa trên thế mạnh sẵn có của Công ty là công tác R&D, chất lượng sản phẩm. Chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của công ty về mặt chất lượng.

Chiến lược mở rộng quy mô sản xuất (S1,S3, O1, O3, O5, O6) để tăng sản phẩm tiêu thụ nhằm tăng doanh thu, chiến lược này nhằm tận dụng cơ hội khoa học công nghệ phát triển và nhu cầu nhà ở ngày càng tăng.

Chiến lược hội nhập phía sau (S1, T6) với sự biến động mạnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, công ty cần phải thực hiện kế hoạch đầu tư và phát triển các dây chuyền sản xuất máy móc công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dựa trên công tác nghiên cứu và phát triển.

Chiến lược nâng cao năng lực sản xuất (W2, W3, O1, O3, O5, O6) chiến lược này tận dụng các cơ hội: Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến, nguồn nguyên vật liệu dồi dào, chính trị Việt Nam ổn định.

Chiến lược hội nhập phía trước (W1, W3, W4, O1, O5) tập trung đầu tư cho hoạt động marketing và ứng dụng các chiến lược marketing, nâng cao trình độ cán bộ quản lý để đủ năng lực vận hành bộ máy trong thời gian tới.

Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối (W5, O1, O2, O4) để tăng doanh thu thì công ty áp dụng chiến lược này nhằm tận dụng cơ hội về nhu cầu nhà ở tăng, xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng, thu nhập bình quân đầu người tăng.

29

Chiến lược tăng cường quảng cáo (W5, T1,T3) với lượng nhà ở được xây dựng nhiều như hiện nay. Những chiến lược mở rộng thị trường của các đối thủ cạnh tranh thì Công ty cần nổ lực hơn nữa. Tăng cường quảng cáo để lôi kéo và tìm kiếm khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược cạnh trạnh về giá (W3, W4, W5, T1, T3, T4) để tăng sản lượng tiêu thụ, mục đích tăng doanh thu thì Công ty nên áp dụng chiến lược giá linh hoạt.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (W3, W4, W5, W6, T1, T3) phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh hiện nay, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của Công ty.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty tnhh tư vấn và xây dựng 1-5 tỉnh điện biên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)