Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công Ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bê tông 620 bình minh (2009-2011) (Trang 53 - 57)

II. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công Ty

Về hiệu quả sử dụng hàng tồn kho: Cty mở rộng quy mô hoạt động, tăng

doanh số bán , điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng lượng hàng tồn kho trong mỗi chu kỳ kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua Cty lại không hiệu quả trong việc sử dụng hàng tồn kho bằng chứng là số vòng quay hàng tồn kho không ngừng giảm cùng với sự gia tăng của số ngày tồn kho bình quân. Đó là do Cty còn chưa thật sự chú trọng đến công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ số lượng nhập, xuất hàng tồn .

Về việc sử dụng tài sản ngắn hạn và tổng tài sản: Số vòng quay tài sản

ngắn hạn và tổng tài sản không ngừng giảm qua các năm là dấu hiệu cho thấy Cty chưa đầu tư thực sự hiệu quả vào tài sản nhằm đem lại tốc độ tăng doanh thu tương xứng.

Về khả năng sinh lời của Cty: Mặc dù Cty hoạt động kinh doanh có lợi

nhuận, thậm chí đạt lợi nhuận cao trong năm 2010 và 2011 nhưng các chỉ số về khả năng sinh lời giảm dần qua các năm, đây là điều đáng báo động.

3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động củaCông Ty Công Ty

3.2.2.1 Một số giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:

 Doanh thu:

Doanh thu của Cty qua các năm rất khả quan, vì vậy Cty cần duy trì và phát huy hơn nữa việc gia tăng doanh thu, đặc biệt chú trọng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn troong tổng doanh thu của Cty. Do đó, trong những năm tới Cty rất cần :

• Tìm hiểu nhu cầu khách hàng , tiềm kiếm khách hàng tiềm năng mới cho Cty.

• Giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thường xuyên của Cty, Cty cũng nên có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng lớn và đa dạng hóa các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán như: giảm giá đối với khách hàng mua số lượng lớn, kéo dài thời hạn thanh toán…

• Xây dựng đội ngũ nhân viên ngày càng tận tâm và nhiệt tình hơn.

• Đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường mới nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bằng việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng bằng uy tín, thương hiệu của Cty.

• Công ty nên thành lập một bộ phận marketing riêng biệt để xử lý với thông itn về sự biến động của thị trường, về nhu cầu các mặt hàng trên thế giới, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới , tăng thị phần ở thị trường cũ.

 Chi phí:

Công tác chi phí là vấn đề mà công ty cần quan tâm sau khi phân tích ta tahy61 chi phí là vấn đề luôn tồn tại của Cty qua các năm nó ảnh hưởng đến LN kéo theo hiệu quả hoạt động và cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổn tài sản Cty .

Sự biến động giá cả nguyên vật liệu luôn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh của Cty. Để có thể chủ động tối đa về nguồn cung cũng như giá cả nguyên vật liệu Công ty cần:

• Ký kết hợp đồng nguyên tắc theo từng năm, các hợp đồng dài hạn cung cấp vật tư để sản xuất cho các hợp đồng đã kí.

• Dự trữ nguyên vật liệu ở mức cần thiết, hạn chế mức tối thiểu ảnh hưởng của biến động giá cả và khan hiếm vật tư đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Cty thường xuyên theo dõi chính sách bán hàng của nhà cung cấp, tận dụng tối đa các khoản chiết khấu hay giảm giá hàng bán để tiết kiệm khoản chi phí này.

Chi phí hoạt động:

Hiện nay giá xăng dầu không ổn định , do đó phải sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển để hạn chế chi phí này.

Cty nên xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lí chi phí vận chuyển cụ thể hơ để hạn chế chi phí dịch vụ mua ngoài. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí.

Một số giải pháp giảm chi phí khác:

• Xây dựng lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu vào cuối mỗi quý để hạn chế số lượng tiêu hao, cải tiến kĩ thuật sản xuất, thường xuyên kiểm tra

chất lượng sản phẩm ở mỗi công đoạn sản xuất để kịp thời phát hiện sa xót tránh tổn thất cho Cty.

• Tổ chức công nhân làm việc theo ca kíp giảm thời gian máy chết.

• Giao khoán sản phẩm theo tổ với hạn mức chi phí được lập theo kế hoạch.

• Yêu cầu công nhân bồi thường đối với sản phẩm bị hư hỏng máy móc do bảo quản không tốt.

• Tìm kiếm nguồn vốn vay với chi phí lãi vay ít hơn.

• Thực hiện quản lý chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi phí khác không cần thiết.

3.2.2.2 Một số giải pháp về phân bổ tài sản và nguồn vốn:

Hàng tồn kho:

Để đảm bảo tỷ trọng hàng tồn kho thích hợp và khả năng thnah toán thì cty cần:

• Thường xuyên theo dõi tình hình nhập, xuất hàng tồn kho, đối chiếu giữa nhu cầu thị trường và lượng hàng tồn kho cần thiết ở đơn vị để có kế hoạch dự trữ và tiêu thụ hảng tồn kho hiệu quả nhất.

• Gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của Cty bằng cách tiềm kiếm những đơn đặt hàng mới, có những hợp đồng mới,…

• Cty nên tiềm kiếm nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hóa đầu vào có chất lượng, uy tín giá cả hợp lý để ký hợp đồng mua bán. Có thể ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp thời gian xen kẻ nhau, với số lượng khác nhau. Chính điều này làm cho lượng hàng tồn không tồn động nhiều, khi đến thời gian sản xuất, hay bán sản phẩm Cty đến nhà cung cấp trực tiếp đem vào hoạt động kinh doanh của mình.

• Bên cạnh đó Cty cũng cần nâng cao công tác bảo quản, quản lý hàng tồn kho.

Quản lý TSCĐ và ĐTDH:

• Tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho hoạt động lâu dài.

• Lập bảng kế hoạch và xác định lâu dài cho nhu cầu đầu tư để có trình tự ưu tiên hợp lý. Đồng thời, trước khi quyết định đầu tư cần phải lập dự án nghiên cứu khả thu và hiệu quả để có sự lựa chọn đúng đắn, đặc biệt là đối với tài sản có giá trị lớn.

• Thường xuyên đánh giá tài sản cố định để phát hiện hư hỏng và kịp thời sửa chữa, tiến hành thanh lý những tài sản hư hỏng nặng, không sử dụng nữa để tránh hàng tồn, lãng phí.

• Đòn cân nợ ngày càng cao chính vi vậy việc quản trị nợ của Cty đòi hỏi phải có kế hoạch hợp lý. VÌ vậy em xin đưa một số biện pháp như sau:

• Lập sổ theo dõi các khoản nợ của Cty và lên kế hoạch chi trả khi có các khoản nợ đền hạn.

• Lên kế hoạch sử dụng các khoản vay trước khi Cty đi vay và tận dụng những thời gian nguồn vốn vay nhàn rỗi chưa đem đầu tư tài chính hay gởi ngân hàng.

• Nợ phải trả của Cty là nợ ngắn hạn, còn nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (hầu như bằng không), chính vì thế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Cty. Cty cần tăng khoản nợ dài hạn bằng cách : Cty nhận các khoản ký quỹ, kí cược dài hạn tranh thủ các nguồn viện trỡ tài chính dài hạn của nhà nước cũng như các đơn vị tổ chức khác.

3.2.2.3 Một số giải pháp về khả năng thanh toán ngắn hạn:

Quản lý các khoản tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn : Cty có thể tăng tỷ lệ tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn bằng cách thu hút cổ đông tham gia cổ phần vào Cty nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, từ đó làm tăng tài sản ngắn hạn của Cty. Hoặc Cty có thể đem một phần lợi nhuận chưa phân phối trả một phần nợ ngắn hạn.

Cty tranh thu thu hồi các khoản nợ của khách hàng để có thêm một lượng tài sản ngắn hạn (tiền hoặc tương đương tiền có khả năng thanh toán cao) bằng cách:

Cty đưa ra chính sách ưu đãi khuyến mãi đối với khách hàng trả tiền ngay 100%.

Phân công và giao trách nhiệm cho kế toán công nợ kịp thời đôn đốc thu hồi nợ.

Đối với khoản nợ khó đòi cần phân loại chúng kịp thời , xử lý và lập danh sách cho bộ phận bán hàng lưu ý nhằm gây tổn thất cho Cty .

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bê tông 620 bình minh (2009-2011) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w