Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 71 - 75)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.3. Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân

Thu Đông năm 2012 tại huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: Hạn hán, giá rét, gió, sâu bệnh,... khả năng chống chịu của cây trồng thường do các tính trạng đối lập với tính trạng quy định năng suất, vì vậy thường thì các giống ngô địa phương có khả năng chống chịu tốt hơn nhưng năng suất lại thấp hơn so với các giống ngô lai.

Hiện nay tùy điều kiện canh tác ở từng địa phương mà người ta chọn tạo ra các giống ngô chống chịu với từng nhân tố môi trường nhất định như chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, chịu úng, chống đổ..

3.1.3.1. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm

Cây ngô có nguồn gốc ở Châu Mỹ, chính vì vậy điều kiện khí hậu ở việt nam khá thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển nhưng cũng có những khó khăn do thiên tai, hạn hán, gió bão mang lại. Hàng năm, gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10 – 15% do đó công tác nghiên cứu chọn lọc những giống ngô có khả năng chống đổ là hết sức cần thiết.

Khả năng chống đổ của ngô phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng ăn sâu của rễ chân kiềng, độ dài lóng, độ cứng của thân…Giống có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp thấp, các lóng dưới gốc to, mập thì khả năng chống đổ sẽ tốt. Ngoài ra các yếu tố khác như thời tiết khí hậu, biện pháp canh tác cũng ảnh hưởng đến khả năng chống đổ của cây ngô. Khả năng chống đổ là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô.

Kết quả theo dõi thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy:

Ở vụ Xuân, tỷ lệ đổ rễ của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 0 – 4,2%, vụ Thu Đông biến động từ 0 – 3,4%. Trong đó giống NK7328 không bị đổ rễ (0,0%) tương đương với giống đối chứng NK4300. Các giống còn lại có tỷ lệ đổ rể ở mức thấp từ 1,2 – 4,2%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các giống ngô lai thí nghiệm có tỷ lệ gãy thân thấp (dưới 5%) ở cả hai vụ (điểm 1) tương đương đối chứng NK4300.

Tóm lại, qua hai vụ thí nghiệm cho thấy các giống ngô thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt, tương đương giống đối chứng NK4300.

Bảng 3.4. Tỷ lệ gãy thân, đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại Vị Xuyên – Hà Giang

TT Giống

Vụ Xuân 2012 Vụ Thu Đông 2012 Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm)

1 CP 111 2,3 1 1,5 1 2 CP 555 2,0 1 1,8 1 3 AK 5443 4,2 1 3,4 1 4 NK 7328 0,0 1 0,0 1 5 GS 8 2,1 1 1,3 1 6 SSC 131 2,5 1 1,2 1 7 NK 4300 (đ/c) 0,0 1 0,0 1

3.1.3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống thí nghiệm

Trong sản xuất ngô của Việt Nam, sâu bệnh là một trong những nguyên nhân không những làm giảm năng suất ngô ngoài đồng mà còn làm giảm sản lượng trong quá trình bảo quản. Theo tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc hàng năm tổng thiệt hại do sâu gây ra là 20 – 30 tỷ USD ( bằng 13 – 14% sản lượng), do bệnh gây ra là 24 – 25 tỷ USD.

Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, sâu bệnh phát triển và phá hoại ở tất cả các mùa vụ trồng ngô. Kết quả thống kê của các nhà khoa học cho thấy có gần 100 loài sâu hại và 100 loài bệnh hại ngô. Ngày nay sâu bệnh hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng trên thị trường lại chưa có loại thuốc nào tiêu diệt triệt để tất cả các loại sâu bệnh. Do đó, chọn tạo giống ngô có khả năng chống chịu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sâu bệnh là một trong những biện pháp kinh tế nhất, vừa giảm sự phá hoại của sâu bệnh vừa đảm bảo môi trường trong sạch và sức khỏe của con người.

Việc theo dõi sự xuất hiện và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh là cơ sở khoa học đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của giống và xác định biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các giống thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 chúng tôi thấy trên đồng ruộng xuất hiện một số loại sâu bệnh chính như sâu đục thân, sâu cắn râu và bệnh khô vằn.

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang

TT Giống Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Rệp cờ (điểm 1 - 5) Bệnh Khô vằn (%)

Xuân T. Đông Xuân T. Đông Xuân T. Đông

1 CP 111 1 1 1 2 2,2 3,2 2 CP 555 1 1 1 1 6,9 7,5 3 AK 5443 2 2 1 2 7,0 6,1 4 NK 7328 1 1 1 1 3,4 3,6 5 GS 8 1 2 2 2 8,8 7,4 6 SSC 131 2 2 2 1 9,7 9,3 7 NK 4300 (đ/c) 1 2 1 2 3,1 2,4

a. Sâu đục thân (Ostrinia nubillalis. Hubner)

Sâu đục thân là loại phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng trồng ngô trong cả nước và trên thế giới. Sâu tuổi 1 đến tuổi 2 gặm ăn thịt lá non. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Cây ngô bị sâu đục thường bị gãy khi gặp gió bão. Bắp ngô bị sâu đục làm số lượng và khối lượng hạt giảm. Sâu đục thân phá hoại mạnh nhất vào vụ Xuân và Hè Thu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả theo dõi sâu đục thân của các giống ngô tham gia thí nghiệm ở bảng 3.5 cho thấy, vụ Xuân năm 2012 các giống ngô tham gia thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân được đánh giá điểm từ 1 – 2. Giống SSC131 và AK5443 bị nhiễm sâu đục thân nhiều hơn (điểm 2), bị nhiều hơn giống đối chứng NK4300 (điểm 1). Các giống còn lại bị sâu đục thân hại nhẹ hơn (điểm 1), tương đương với giống đối chứng NK4300.

Vụ Thu Đông, các giống ngô tham gia thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân được đánh giá điểm từ 1 – 2. Ba giống CP111, CP555 và NK7328 bị sâu đục thân hại nhẹ (điểm 1), nhẹ hơn so với giống đối chứng NK4300 (điểm 2). Các giống còn lại bị sâu đục thân hại tương đương giống đối chứng (điểm 2).

Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm sâu đục thân ở vụ Xuân thấp hơn so với vụ Thu Đông. Với mức độ gây hại của sâu đục thân như vậy không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ, năng suất và phẩm chất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong hai vụ năm 2012.

b. Rệp cờ

Bệnh rệp cờ hại ngô chủ yếu xâm nhập vào cờ của cây ngô nhân dân còn thường hay gọi là muội hại ngô. Chúng thường xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chích hút dịch của lá bao cờ và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Rệp cờ hại nặng nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào lúc ngô bắt đầu trỗ cờ. Nếu bị hại sớm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thực thu.

Kết quả theo dõi bệnh rệp cờ của các giống ngô tham gia thí nghiệm ở bảng 3.5 cho thấy, vụ Xuân năm 2012 các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm rệp cờ được đánh giá điểm từ 1 – 2. Giống GS8 và giống SSC131 bị nhiễm rệp cờ nhiều hơn, đánh giá điểm 2 kém hơn giống đối chứng NK4300 (điểm 1). Các giống còn lại của thí nghiệm bị nhiễm rệp cờ nhẹ, đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quan sát tình hình rệp cờ ở Vụ Thu Đông cho thấy các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh nhiều hơn so với vụ Xuân, mức độ nhiễm rệp cờ được đánh giá điểm từ 1 – 2 điểm. Giống CP111, AK5443, GS8 bị nhiễm bệnh rệp cờ nặng hơn được đánh giá điểm 2 tương đương với giống đối chứng NK4300. Các giống còn lại bị nhiễm rệp cờ nhẹ (điểm 1) tương đương giống đối chứng.

c. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani; Corticum sasakii)

Bệnh khô vằn gây hại ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nhưng thường nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch. Khi bệnh phát triển mạnh làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển ảnh hưởng tới năng suất. Thời vụ gieo muộn (vụ Xuân ), bón đạm nhiều mật độ trồng dày thường bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón phân cân đối và mật độ trồng hợp lý.

Qua bảng 3.5 ta thấy bệnh khô vằn đều xuất hiện trên tất cả các giống ngô. Ở cả hai vụ nghiên cứu mức độ nhiễm bệnh khô vằn ở các giống dao động từ 2,2 – 9,7%. Trong đó các giống CP111, NK7328 có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với đối chứng.

Giống CP111, NK7328 có khả năng chịu khô vằn tương đối tốt so với các giống khác trong thí nghiệm ở cả hai vụ.

Tóm lại, các giống ngô lai mới trong thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân, rệp cờ, bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ, chứng tỏ các giống này có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Trong đó, ba giống CP111, CP555 và NK7328 có khả chống chịu sâu bệnh tốt hơn các giống khác và hơn giống đối chứng NK4300.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)