4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân
vụ Xuân, thời gian sinh trưởng biến động từ 99 - 101 ngày, tương đương so với giống đối chứng NK4300 (100 ngày) ở mức độ tin cậy là 95%.
Tóm lại, tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều thuộc nhóm chín trung bình. Thời gian tung phấn, phun râu và chín sinh lý của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông đều sớm hơn so với vụ Xuân.
3.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 Thu Đông năm 2012
Trong chọn tạo giống ngô, các đặc điểm hình thái như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây, chỉ số diện tích lá…là chỉ tiêu quan trọng phản ánh độ đồng đều khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ và tiềm năng năng suất của giống, những đặc điểm hình thái là cơ sở cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác.
3.1.2.1. Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm
Chiều cao của cây ngô được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao cây phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác… các giống có thời gian sinh trưởng dài chiều cao cây cao hơn giống
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có thời gian sinh trưởng ngắn. Trồng ngô với mật độ dày chiều cao cây cao hơn so với trồng thưa. Chiều cao cây liên quan mật thiết với khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn thụ tinh, khả năng cho năng suất của cây. Giống có chiều cao cây lớn, khả năng thụ phấn thụ tinh tốt nhưng khả năng trống đổ kém, giống có chiều cao thấp thì ngược lại. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong.
Kết quả theo dõi chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm cho thấy: Vụ Xuân năm 2012, chiều cao cây của các giống thí nghiệm dao động từ 204,60 – 263,67 cm. Trong đó, giống GS8 và AK5443 có chiều cao cây đạt từ 204,60 - 221,17 cm, thấp hơn giống đối chứng NK4300 (249,57 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Giống CP111 có chiều cao cây cao nhất đạt 263,67 cm. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% .
Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang
TT Giống
Chiều cao cây (cm)
Chiều cao đóng bắp (cm)
Tỷ lệ CC đóng bắp/CC cây (%) Xuân T. Đông Xuân T. Đông Xuân T. Đông
1 CP 111 263,67 238,53 119,63 105,17 45,34 44,10 2 CP 555 237,67 228,2 104,77 100,80 43,97 44,44 3 AK 5443 221,17 221,33 88,80 87,73 40,14 39,83 4 NK 7328 246,47 229,30 129,33 101,63 52,70 44,06 5 GS 8 204,60 218,50 87,73 87,73 36,01 40,12 6 SSC 131 225,60 224,80 80,53 89,33 35,65 37,88 7 NK4300 (đ/c) 249,57 239,47 99,53 94,40 39,76 39,06 P <0,01 >0,05 <0,01 <0,05 <0,01 <0,05 CV (%) 5,7 6,6 9,8 6,4 7,0 5,8 LSD 0.05 24,04 26,73 17,40 10,84 5,25 4,26
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vụ Thu Đông năm 2012 chiều cao cây của các giống thí nghiệm biến động từ 218,50 – 239,47 cm. Các giống trong thí nghiệm có chiều cao cây tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Nhìn chung, các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2012 có chiều cao cây thấp hơn so với vụ Xuân năm 2012. Nguyên nhân lý do là trong nghiên cứu vụ Thu Đông nhiệt độ và ẩm độ thấp hơn so với vụ Xuân.
0 50 100 150 200 250 300 CP 111 CP 555 AK 5443 NK 7328 GS 8 SSC 131 NK4300 (đ/c) Giống Cm Vụ Xuân Thu Đông
Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2012 tại huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang
3.1.2.2. Chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm
Chiều cao đóng bắp là đặc điểm liên quan đến khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh hại, khả năng thụ phấn, thụ tinh của ngô cũng như khả năng áp dụng cơ giới hóa trong việc sản xuất. Những giống có chiều cao đóng bắp thấp thường có khả năng chống đổ tốt, nhưng hiệu quả của quá trình thụ phấn thụ tinh thấp, giống có chiều cao đóng bắp cao, thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạn chế được sâu bệnh phá hoại nhưng khả năng chống đổ, gãy kém.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp thấp hơn giống có thời gian sinh trưởng dài. Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài, thưởng bằng khoảng 45 – 60% chiều cao cây, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35 – 38% chiều cao cây, chiều cao đóng bắp tối ưu trong chọn tạo giống là bằng 1/2 chiều cao cây. (Ngô Hữu Tình, 2003) [25].
Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân đạt 87,73 - 129,33 cm. Trong đó, giống CP111 và NK7328 chiều cao đóng bắp đạt 119,63 - 129,33 cm, cao hơn giống đối chứng NK4300 (99,53 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Giống SSC131 có chiều cao đóng bắp thấp hơn đối chứng. Các giống còn lại tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm ở vụ Thu Đông đạt 87,73 – 105,17 cm. Trong đó, hai giống AK5443 và giống GS8 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (87,73 cm), thấp hơn đối chứng NK4300 (94,40 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây của các giống biến động từ 35,65 - 53,70% trong vụ Xuân và từ 37,88 - 44,44% trong vụ Thu Đông. Hai giống CP111 và NK7328 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây ở cả hai vụ đều cao hơn đối chứng chắc chắn. Các giống còn lại có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây tương đương với đối chứng. Nhìn chung các giống đều có tỷ lệ đóng bắp trên cao cây tương đối phù hợp với tiêu chuẩn của chọn tạo giống, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và đảm bảo khả năng chống đổ tốt.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 20 40 60 80 100 120 140 CP 111 CP 555 AK 5443 NK 7328 GS 8 SSC 131 NK4300 (đ/c) Tên Giống Cm Xuân Thu Đông
Biểu đồ 3.2. Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2012 tại huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang
3.1.2.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm
Ở cây ngô số lượng lá trên cây, lá ngô mọc từ các mắt đốt ở trên thân và mọc đối xứng xen kẽ nhau để tiếp nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp. Ở cây ngô 95% năng suất là sản phẩm của quá trình quang hợp, vì vậy số lá trên cây, thời gian tồn tại của lá có vai trò trất quan trọng quyết định đến năng suất ngô cũng như phẩm chất hạt. Số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc chủ myếu vào giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Ngoài ra số lá trên cây còn quyết định đến mật độ trồng trên một đơn vị diện tích.
Theo đánh giá của Garasencôp, số lá của một giống hầu như không thay đổi với điều kiện trồng trọt và không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết hàng năm. Giới hạn sự thay đổi về số lá trong các điều kiện khác nhau không quá 1 – 2 lá. Do đó số lá trên cây của ngô là một đặc điểm khá ổn định và quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trưởng. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trưởng ngắn. Các giống có lá xanh đậm, bền được ưu tiên lựa chọn do có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại đồng thời hiệu suất quang hợp cao.
Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 biến động từ 19,20 – 21,13 lá, vụ Thu Đông biến động từ 17,73 – 19,73 lá.
Bảng 3.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2012 tại Vị Xuyên – Hà Giang
TT Giống
Vụ Xuân 2012 Vụ Thu Đông 2012 Số lá (lá) CSDTL (m2 lá/m2đất) Số lá (lá) CSDTL (m2lá/m2đất) 1 CP 111 21,13 4,35 18,73 3,03 2 CP 555 21,00 3,83 19,00 3,18 3 AK 5443 19,83 3,74 17,73 2,80 4 NK 7328 20,93 4,68 19,73 4,07 5 GS 8 19,93 3,72 18,27 3,90 6 SSC 131 19,57 3,18 17,97 3,32 7 NK 4300 (đ/c) 19,20 4,45 17,90 3,74 P <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 CV (%) 2,4 9,7 1,2 8,5 LSD 0.05 0,88 0,69 0,41 0,52
Ở cả hai vụ thí nghiệm, giống CP555, CP111 và giống NK7328 có số lá trên cây cao đạt từ 20,93 – 21,13 lá, đạt cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số lá trên cây tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu so sánh các giống thí nghiệm là phù hợp và trùng khớp với nhiều nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã thực hiện.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2.3. Chỉ số diện tích lá
Khả năng quang hợp của cây ngô phụ thuộc vào số lá, tuổi thọ và kích thước lá. Lá ngô có cấu tạo đặc biệt hơn các lá cây trồng khác, lá có hình dáng cong theo hình lòng máng nen có thể hứng và dẫn nước từ trên xuống gốc ngô nhiều hơn, chỉ với lượng mưa nhỏ (7 – 8 mm) thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ở độ sâu 25 – 30 cm đã chứa một lượng nước chiếm 70 – 80% tổng lượng mưa. Trên lá ngô có rất nhiều khí khổng, khi gặp hạn khí khổng khép lại rất nhanh nên hạn chế một phần thoát hơi nước. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (m2
lá/m2đất).
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng quang hợp là phải nâng cao chỉ số diện tích lá ở mức độ thích hợp. Để sử dụng có hiệu quả nhất năng lượng ánh sáng, cây trồng phải có diện tích lá tối ưu. Điều chỉnh diện tích lá để đạt tối ưu bằng các biện pháp kỹ thuật như điều chỉnh mật độ gieo trồng, phân bón, chế độ nước...
Các giống có bộ lá thẳng, góc giữa lá và thân nhỏ thường có năng suất cao hơn giống có bộ lá xòe rộng, góc lá giữa lá và thân lớn. Chỉ số diện tích lá thích hợp để cây ngô quang hợp tốt, đạt năng suất cao nhất là 4 m2lá/m2đất.
Kết quả nghiên cứu qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân biến động từ 3,18 – 4,68 m2 lá/m2 đất. Các giống CP111, CP555, NK7328 có chỉ số diện tích lá dao động từ 3,83 – 4,68 m2 lá/m2 đất, tương đương với giống đối chứng NK4300 (4,45 m2 lá/m2 đất) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Vụ Thu Đông, chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 2,8 – 4,07 m2
lá /m2 đất. Trong đó, giống NK7328 có chỉ số diện tích lá cao nhất, cao hơn đối chứng NK4300 (3,74 m2lá /m2 đất). Giống GS8 và SSC131 có chỉ số diện tích lá tương đương so với giống đối chứng. Các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/