Tình hình sản xuất ngô của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.2.5. Tình hình sản xuất ngô của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển cây lương thực nói chung của huyện Vị Xuyên, cây ngô cũng rất được quan tâm phát triển sản xuất và đã thu được nhiều kết quả nhất định. Nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngô cho nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên địa bàn toàn huyện cũng đã tăng nhanh.

Bảng 1.8. Sản xuất ngô của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2001 - 2012 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2001 3.450,0 17,0 5.873,4 2002 3.490,0 25,4 8.871,8 2003 3.674,0 25,8 9.489,2 2004 3.630,0 25,9 9.389,4 2005 3.680,0 26,5 9.764,6 2006 3.788,1 25,4 9.638,7 2007 3.591,0 27,9 10.003,5 2008 3.861,8 28,3 10.923,0 2009 3.916,9 28,9 11.307,3 2010 3.969,3 28,9 11.785,0 2011 4.067,3 31,3 12.724,2 2012 4.274,2 32,01 13.681,0

Nguồn: Niên Giám thống kê huyện Vị Xuyên, 2013[18]

Qua bảng 1.8 cho thấy: Từ năm 2001 đến năm 2012 diện tích ngô của huyện Vị Xuyên tăng từ 3.450,0 ha đến 4.274,2 ha. Năng suất ngô của huyện

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng đều từ 17,0 tạ/ha lên đến 32,01tạ/ha vào năm 2012, tăng 15,01tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng tăng từ 5.873,4 tấn năm 2001 lên đến 13.681,0 tấn vào năm 2012, tăng 7.807,6 tấn so với năm 2001. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây ở huyện Vị Xuyên cây ngô đã được Đảng bộ và chính quyền huyện đặc biệt chú trọng quan tâm đầu tư phát triển. Đạt được những thành tựu như vậy đó chính là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ngô như: Sử dụng một số tập đoàn các giống mới, áp dụng kỹ thuật canh tác tốt. Tuy nhiên sản xuất ngô ở huyện Vị Xuyên cần được quan tâm và đầu tư phát triển nhiều hơn, mạnh hơn nữa như: Tăng diện tích gieo trồng ngô xuống ruộng 1 vụ, gieo trồng ngô trên đất đồi, đất bãi ở vụ hè thu. Sử dụng giống mới, thâm canh tăng năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất sẵn có của huyện từ sự phát triển đó đã phần nào đảm bảo được cuộc sống cho đồng bào vùng sâu, đảm bảo được an ninh lương thực cho toàn huyện.

Ngoài việc thâm canh ngô lai ở những xã thuận lợi, cần tăng cường sử dụng các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến ở những xã khó khăn, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Đặc biệt phải tiến hành nghiên cứu các tổ hợp phân bón cho ngô lai, kết hợp nghiên cứu các phương thức trồng xen và mở rộng những nghiên cứu ra sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực, đồng thời nâng cao được chất lượng lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, đặc biệt góp phần giảm giá thành sản phẩm ngành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn huyện.

Trong những năm gần đây huyện Vị Xuyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng các biện pháp luân canh, sử dụng các giống ngô lai có năng suất cao như: LVN 05, LVN09, LVN10, LVN99… ngoài ra còn một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9698, DK999, DK888, NK4300, NK54, NK66, NK67, C919, DK9901, DK 9955, CP888, CP999, CP989, CP3Q. Các giống này đã được áp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng và đưa vào sản xuất trên địa bàn toàn huyện. Ngoài ra huyện Vị Xuyên còn đưa một số giống ngô nếp vào sản xuất đại trà như giống MX 4, MX 6, MX 10.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)