Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang

Cùng với sự phát triển ngô trong cả nước, trong những năm gần đây tỉnh Hà Giang cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được nhiều kết quả nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngô cho nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên địa bàn toàn tỉnh tăng nhanh trong những năm gần đây.

Qua bảng 1.7 cho thấy: Từ năm 2001 đến năm 2012 diện tích ngô của tỉnh Hà Giang tăng từ 43.128,6 ha đến 52.508,6 ha. Năng suất ngô của tỉnh tăng đều từ 6,1 tạ/ha năm 2001 lên 32,1 tạ/ha vào năm 2012, tăng 24,0 tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng tăng từ 26.170,7 nghìn tấn năm 2001 lên 168.706,0 nghìn tấn vào năm 2012, tăng 142.535,3 nghìn tấn so với năm 2001. Tuy nhiên năng suất ngô của tỉnh Hà Giang vẫn thấp hơn nhiều so với năng suất ngô của cả nước, năng suất ngô hiện tại của tỉnh chỉ bằng 74,7% năng suất ngô của cả nước.

Những năm gần đây tại tỉnh Hà Giang, cây ngô đã được Đảng bộ và chính quyền tỉnh đặc biệt chú trọng quan tâm và đầu tư phát triển. Đồng thời, đạt được những thành tựu như vậy đó chính là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ngô như: Sử dụng các giống mới, kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên sản xuất ngô ở Hà Giang cần được quan tâm và đầu tư phát triển nhiều hơn, mạnh hơn nữa như: Tăng diện tích gieo trồng ngô xuống ruộng một vụ, gieo trồng ngô trên đất đồi, đất bãi ở vụ hè thu. Sử dụng giống mới, thâm canh tăng năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất sẵn có của tỉnh đặc biệt là những huyện vùng thấp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.7. Sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 - 2012

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2001 43,128,6 6,1 26,170,7 2002 43,805,3 19,5 85,573,0 2003 45,094,6 19,5 87,721,0 2004 43,750,4 20,4 89,454,2 2005 44,024,1 21,0 92,615,4 2006 43,269,8 21,0 90,689,6 2007 43,828,4 22,8 99,891,0 2008 46,138,5 24,3 112,257,6 2009 46,758,5 26,0 121,368,5 2010 47,559,4 28,7 136,341,8 2011 49,187,4 30,3 148,915,2 2012 52,508,6 32,1 168,706,0

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2013[4]

Ngoài việc thâm canh ngô lai ở những vùng thuận lợi, cần tăng cường sử dụng các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến ở những vùng khó khăn, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Đặc biệt phải tiến hành nghiên cứu các tổ hợp phân bón cho ngô lai, kết hợp nghiên cứu các phương thức trồng xen và mở rộng những nghiên cứu ra sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực, đồng thời nâng cao được chất lượng lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, đặc biệt góp phần giảm giá thành sản phẩm ngành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh.

Trong những năm gần đây Hà Giang đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN05, LVN09, LVN85 LVN99… ngoài ra còn một số giống ngô nhập nội như: Bioseed9698, DK999, DK888, NK 4300, NK66, NK54, NK67 C919, DK9901, DK9955, CP989, CP888, CP999, CP3Q các giống này đã được áp dụng và đưa vào sản xuất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên địa bàn toàn tỉnh. và đặc biệt trong đó có huyện Vị Xuyên đã thực hiện các giống trên đem lại năng hiệu quả năng suất rất cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)